Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị giãn nhiều hơn thì có độ cứng:

  • A. lớn hơn.
  • B. nhỏ hơn.
  • C. tương đương nhau.
  • D. chưa đủ điều kiện để kết luận.

Câu 2: Vật nào dưới đây biến dạng nén?

  • A. Trụ cầu.
  • B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
  • C. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
  • D. Dây cáp của cầu treo.

Câu 3: Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi đối và lực tác dụng có dạng:

  • A. đường cong hướng xuống.
  • B. đường cong hướng lên.
  • C. đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
  • D. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 4: Đặt một lò xo trên nền nhà và sat tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dang của lò xo

  • A. Lực của tay 
  • B. Lực của tường 
  • C. Lực của tay, tường và Trái đất
  • D. Lực của tay và tường 

Câu 5: Chọn đáp án đúng.

  • A. Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
  • B. Khi lò xo bị biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.
  • C. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg (Hình vẽ) thì hai lò xo dãn ra và vẫn có chiều dài bằng nhau. So sánh độ cứng của hai lò xo.

Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg (Hình vẽ) thì hai lò xo dãn ra và vẫn có chiều dài bằng nhau. So sánh độ cứng của hai lò xo.

  • A. Độ cứng lò xo A lớn hơn độ cứng lò xo B
  • B. Độ cứng lò xo A nhỏ hơn độ cứng lò xo B
  • C. Độ cứng lò xo A bằng độ cứng lò xo B
  • D. Không so sánh được

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

  • A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
  • B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
  • C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
  • D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.

Câu 8: Lò xo không bị biến dạng khi nào?

  • A. dùng tay kéo dãn lò xo 
  • B. dùng tay ép chặt lò xo
  • C. dùng tay nâng lò xo lên  
  • D. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

Câu 9: Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong hình sau, biết hình a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.

Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong hình sau, biết hình a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.

  • A. Hình b cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
  • B. Hình b cho thấy lò xo có biến dạng nén.
  • C. Hình c cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
  • D. Hình c cho thấy lò xo có biến dạng nén.

Câu 10: Lò xo thường được làm bằng những chất nào?

  • A. Nhôm
  • B. Chì
  • C. Thép
  • D. Cả 3 loại trên

Câu 11: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây không có tính đàn hồi

  • A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
  • B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
  • C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
  • D. bìa vở bằng giấy, ghế gỗ, cốc thủy tinh.

Câu 12: Giới hạn đàn hồi của lò xo là

  • A. giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
  • B. giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.
  • C. giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?

  • A. Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
  • B. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
  • C. Chúng đều là những lực kéo.
  • D. Chúng đều là những lực đẩy.

Câu 14: Hình vẽ mô tả đồ thị lực tác dụng độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

Hình vẽ mô tả đồ thị lực tác dụng độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

  • A. Điểm A.
  • B. Điểm B.
  • C. Điểm C.
  • D. Điểm D.

Câu 15: Chọn đáp án đúng. Những vật nào sau đây có tính đàn hồi

  • A. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
  • B. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
  • C. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
  • D. bìa vở, ghế gỗ, cốc thủy tinh.

Câu 16: Chọn đáp án đúng.

  • A. Biến dạng kéo là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.
  • B. Biến dạng nén là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
  • C. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ của vật rắn.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 17: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì

  • A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.
  • B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2.
  • C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2.
  • D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1.

Câu 18: Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?

  • A. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo.
  • B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.
  • C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng.
  • D. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi.

Câu 19: Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …

  • A. Lực đàn hồi
  • B. Dãn ra.
  • C. Trong lực
  • D. Cân bằng lẫn nhau

Câu 20: Chọn đáp án đúng.

  • A. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • B. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng nhiều hơn.
  • C. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng nhỏ hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • D. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng không phụ thuộc vào độ cứng của mỗi lò xo.

Câu 21: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  • A. 4 cm.
  • B. - 4 cm.
  • C. 44 cm.
  • D. 30 cm.

Câu 22: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 28 cm, khi bị biến dạng nén chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  • A. 4 cm.
  • B. - 4 cm.
  • C. 52 cm.
  • D. 30 cm.

Câu 23: Hình sau mô tả đồ thị biểu diễn độ biến dạng của hai lò xo A và B theo lực tác dụng. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn?

mô tả đồ thị biểu diễn độ biến dạng của hai lò xo A và B theo lực tác dụng. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn?

  • A. Độ cứng lò xo A lớn hơn độ cứng lò xo B
  • B. Độ cứng lò xo B lớn hơn độ cứng lò xo A
  • C. Độ cứng lò xo A bằng độ cứng lò xo B
  • D. Không so sánh được

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác