Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 11 Một số lực trong thực tiễn (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 11 Một số lực trong thực tiễn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
- A. phương thẳng đứng
- B. chiều từ trên xuống dưới
- C. điểm đặt tại tọng tâm của vật
D. Cả A, B và C
Câu 2: Lực ma sát trượt xuất hiện:
- A. ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.
B. ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.
- C. khi hai vật đặt gần nhau.
- D. khi có hai vật ở cạnh nhau.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây đã thực hiện biện pháp làm giảm ma sát?
- A. Đế giày, dép thường có các rãnh khía.
B. Quần áo được là phẳng sẽ giảm bám bụi hơn quần áo không được là.
- C. Mặt bảng viết phấn có độ nhám.
- D. Rải cát lên mặt đường bị loang dầu.
Câu 4: Chỉ ra phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt
A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật.
- B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
- C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
Câu 5: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là
- A. lực kéo của mỗi bên
- B. khối lượng của mỗi bên
C. lực ma sát của chân và sàn đỡ
- D. độ nghiêng của dây kéo
Câu 6: Chọn đáp án sai. Nêu một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống.
- A. lực ma sát xuất hiện khi ta mài dao.
- B. lực ma sát xuất hiện trong ổ bi của trục máy khi hoạt động.
- C. lực ma sát xuất hiện khi hành lí di chuyển trên băng chuyền .
D. lực ma sát xuất hiện trong nồi áp suất giúp ta ninh chín thức ăn.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Khi độ lớn lực phát động nhỏ hơn lực cản, vật chuyển động nhanh dần.
- B. Khi độ lớn lực phát động nhỏ hơn lực cản, vật chuyển động chậm dần.
- C. Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật triệt tiêu nhau.
- D. Lực tổng hợp của hai lực cân bằng bằng không.
Câu 8: Một vật đang lơ lửng ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
- A. Lực đẩy Archimedes và lực cản của nước.
- B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát.
- C. Trọng lực và lực cản của nước.
D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes.
Câu 9: Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây?
- A. lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi.
- B. lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
- C. lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
D. lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 10: Khi đưa một vật từ mặt đất lên cao thì:
- A. Khối lượng của vật tăng lên, còn trọng lượng của vật không đổi.
B. Khối lượng của vật không đổi, còn trọng lượng của vật thay đổi.
- C. Khối lượng và trọng lượng đều giảm.
- D. Khối lượng và trọng lượng đều không thay đổi.
Câu 11: Một xe có khối lượng m = 5 tấn đang đứng yên trên mặt phẳng nghiêng 30$^{o}$ so với phương ngang. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên xe
- A. lớn hơn trọng lượng của xe.
- B. bằng trọng lượng của xe.
- C. bằng độ lớn của thành phần trọng lực vuông góc với mặt phẳng nghiêng.
D. bằng độ lớn của thành phần trọng lực song song với mặt phẳng nghiêng.
Câu 12: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10 m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
- A. 20 m.
B. 50 m.
- C. 100 m.
- D. 500 m.
Câu 13: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
- A. 54 N.
B. 529,2 N.
- C. 5832 N.
- D. 162 N.
Câu 14: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm$^{3}$ được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m$^{3}$. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:
- A. 4000 N
- B. 40000 N
- C. 4 N
D. 40 N
Câu 15: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm$^{3}$. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m$^{3}$. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là
- A. 25 N.
- B. 20 N.
C. 19,6 N.
- D. 19 600 N.
Câu 16: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì
- A. lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.
B. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.
- C. lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.
- D. lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.
Câu 17: Một vật có khối lượng 10 kg. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s$^{2}$.
- A. 19,8 N.
- B. 0,2 N.
C. 98 N.
- D. 0,98 N.
Câu 18: Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt lên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy giá trị của gia tốc trọng trường là 9,8 m/s$^{2}$. Tính gia tốc của vật.
- A. 0,98 m/s$^{2}$
B. 1,04 m/s$^{2}$
- C. 1,96 m/s$^{2}$
- D. 3 m/s$^{2}$
Câu 19: Một vật có trọng lượng riêng 22 000 N/m$^{3}$. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy trọng lượng riêng của nước là 10000N/m$^{3}$.
- A. 15 N
- B. 30 N
C. 55 N
- D. 66 N
Câu 20: Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động. Lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
- A. 529,2 N.
- B. 162 N.
C. 108 N.
- D. 54 N.
Câu 21: Một vật ở trên Trái Đất thì có trọng lượng 100 N. Khi chuyển vật đó lên Mặt Trăng thì trọng lượng của vật đó là 16 N. Gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng gần với giá trị nào nhất? Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất là g = 9,8 m/s$^{2}$.
A. 1,6 m/s$^{2}$.
- B. 2,6 m/s$^{2}$.
- C. 3,6 m/s$^{2}$.
- D. 4,6 m/s$^{2}$.
Câu 22: Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g = 10 m/s$^{2}$. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật
A. v = 7,589 m/s.
- B. v = 75,89 m/s.
- C. v = 0,7589 m/s.
- D. v = 5,3666m/s.
Câu 23: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng, biết độ lớn gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằng $\frac{1}{6}$ gia tốc trọng trường ở Trái Đất (9,8 m/s$^{2}$).
- A. 11,7 N
- B. 58,8 N
C. 114,3 N
- D. 140 N
Câu 24: Một vật làm bằng sắt và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng được nhúng vào cùng một chất lỏng. Em hãy lập tỉ số giữa lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng hợp kim và lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật làm bằng sắt? Biết khối lượng riêng của sắt và hợp kim lần lượt là 7 874 N/m$^{3}$ và 6 750 N/m$^{3}$.
- A. 0,857 lần
B. 1,17 lần
- C. 1,35 lần
- D. 2,12 lần
Câu 25: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là?
- A. 100 m và 8,6 m/s.
- B. 75 m và 4,3 m/s.
- C. 100 m và 4,3 m/s.
D. 75 m và 8,6 m/s.
Xem toàn bộ: Giải bài 11 Một số lực trong thực tiễn
Bình luận