Trắc nghiệm Toán 5 Chân trời bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng:
- A. Diện tích một mặt nhân với 2.
- B. Diện tích một mặt nhân với 3.
C. Diện tích một mặt nhân với 4.
- D. Diện tích một mặt nhân với 5.
Câu 2: Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng:
- A. Diện tích một mặt cộng với 6.
- B. Diện tích một mặt trừ đi 6.
C. Diện tích một mặt nhân với 6.
- D. Diện tích một mặt chia cho 6.
Câu 3: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 10 cm là:
- A. 300 cm2.
- B. 600 cm2.
- C. 500 cm2.
D. 400 cm2.
Câu 4: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 0,5 dm là:
- A. 1,5 dm2.
B. 1 dm2.
- C. 0,5 dm2.
- D. 0,25 dm2.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất.
Muốn tìm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta cần biết:
A. Số đo cạnh hình lập phương.
- B. Số đo góc hình lập phương.
- C. Chu vi mặt đáy hình lập phương.
- D. Chu vi mặt bên hình lập phương.
Câu 6: Chọn đáp án sai.
- A. Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt bên của hình lập phương.
B. Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích hai mặt đáy của hình lập phương.
- C. Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích sáu mặt của hình lập phương.
- D. Diện tích các mặt của hình lập phương bằng nhau.
Câu 7: Để bảo quản chiếc bánh khỏi bụi bẩn, mẹ đã quấn xung quanh chiếc bánh một lớp giấy bóng trong suốt. Biết chiếc bánh đó dạng hình lập phương có cạnh 8 cm. Diện tích phần giấy bóng mẹ đã dùng là:
A. 256 cm2.
- B. 320 cm2.
- C. 384 cm2.
- D. 576 cm2.
Câu 8: Một khối rubik dạng hình lập phương có cạnh 3,5 cm. Tính diện tích toàn phần của khối rubik đó.
A. 73,5 cm2.
- B. 61,25 cm2.
- C. 49 cm2.
- D. 36,75 cm2.
Tìm hiểu bài tập sau để trả lời câu 9 – câu 10
Hoài xếp các khối lập phương nhỏ thành một khối lập phương lớn (hình vẽ) có diện tích xung quanh là 144 cm2.
Câu 9: Độ dài cạnh của khối lập phương lớn là:
- A. 4 cm.
- B. 5 cm.
C. 6 cm.
- D. 7 cm.
Câu 10: Diện tích xung quanh của khối lập phương nhỏ là:
- A. 16 cm2.
B. 36 cm2.
- C. 9 cm2.
- D. 24 cm2.
Tìm hiểu bài tập sau để trả lời câu 11 – câu 13
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 7 cm và chiều cao 9 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên.
Câu 11: Độ dài cạnh của hình lập phương là:
A. 8 cm.
- B. 9 cm.
- C. 7 cm.
- D. 7,5 cm.
Câu 12: Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
A. 384 cm2.
- B. 385 cm2.
- C. 394 cm2.
- D. 395 cm2.
Câu 13: Chọn đáp án sai.
- A. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là 382 cm2.
- B. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bé hơn diện tích của hình lập phương.
- C. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 270 cm2.
D. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bé hơn diện tích xung quanh của hình lập phương.
Tìm hiểu bài tập sau để trả lời câu 14 – câu 15
Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình dưới đây.
Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 4 cm.
Câu 14: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
- A. 204 cm2.
B. 258 cm2.
- C. 312 cm2.
- D. 366 cm2.
Câu 15: Diện tích toàn phần của phần gỗ còn lại là:
- A. 142 cm2.
- B. 152 cm2.
C. 162 cm2.
- D. 172 cm2.
Xem toàn bộ: Giải Toán 5 Chân trời bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Bình luận