Trắc nghiệm Toán 5 Chân trời bài 64: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo bài 64: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình hộp chữ nhật là hình:
A. Có hai mặt đáy và bốn mặt bên, các mặt đối diện bằng nhau.
- B. Có một mặt đáy và bốn mặt bên bằng nhau.
- C. Có hai mặt đáy và ba mặt bên bằng nhau.
- D. Có một mặt đáy và ba mặt bên bằng nhau.
Câu 2: Các kích thước của hình hộp chữ nhật là:
- A. Chiều dài, chiều rộng.
B. Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
- C. Chiều dài, chiều cao.
- D. Chiều rộng, chiều cao.
Câu 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và chiều cao 4 cm. Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
- A. 12 cm2.
B. 15 cm2.
- C. 20 cm2.
- D. 32 cm2.
Câu 4: Hình hộp chữ nhật (hình dưới đây) có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5 cm và chiều cao 4 cm. Diện tích mặt bên BCPN là:
- A. 40 cm2.
B. 20 cm2.
- C. 32 cm2.
- D. 72 cm2.
Câu 5: Khẳng định nào sáu đây là đúng?
- A. Hình lập phương có 6 mặt, hai đáy là hình vuông, 4 mặt bên là hình chữ nhật.
- B. Hình lập phương có 5 mặt, đáy là hình vuông.
C. Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.
- D. Hình lập phương có 6 mặt là các hình chữ nhật.
Câu 6: Một hình lập phương có cạnh 6 cm. Chiều cao của hình lập phương là:
- A. 9 cm.
- B. 8 cm.
- C. 7 cm.
D. 6 cm.
Câu 7: Hùng có hình khai triểu như sau:
Hùng có thể gấp được hình lập phương nào dưới đây?
- A.
- B.
C.
- D.
Tìm hiểu bài tập sau và trả lời câu 8 – câu 10.
Lam ghép 4 hình lập phương cạnh 1 cm thành một hình hộp chữ nhật (hình dưới đây).
Câu 8: Hình hộp chữ nhật có:
- A. Sáu mặt có dạng hình hình vuông.
- B. Sáu mặt có dạng hình chữ nhật.
C. Hai mặt đáy có dạng hình vuông, 4 mặt bên có dạng hình chữ nhật.
- D. Hai mặt đáy có dạng hình chữ nhật, 4 mặt bên có dạng hình vuông.
Câu 9: Chiều dài hình hộp chữ nhật là:
A. 4 cm.
- B. 5 cm.
- C. 8 cm.
- D. 10 cm.
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Chiều rộng hình hộp chữ nhật bằng 1 cm.
- B. Chiều cao hình hộp chữ nhật bằng 1 cm.
- C. Chiều cao hình hộp chữ nhật bằng chiều rộng hình hộp chữ nhật.
D. Chiều cao hình hộp chữ nhật bằng 2 cm.
Câu 11: Mặt sàn của một nhà kho có diện tích 750 dm2. Người ta xếp kín mặt sàn nhà kho các thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 dm, chiều rộng 5 dm và chiều cao 1 dm. Tính số thùng hàng xếp kín mặt sàn đó.
- A. 28 thùng hàng.
- B. 27 thùng hàng.
- C. 26 thùng hàng.
D. 25 thùng hàng.
Tìm hiểu bài tập sau và trả lời câu 12 – câu 13.
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,75 m. Người thợ chồng các khối lập phương lên nhau thành hình hộp chữ nhật có hai mặt đáy dạng hình vuông. Biết tổng diện tích các mặt bên là 11,25 m2.
Câu 12: Diện tích một mặt bên là:
- A. 4,8125 m2.
B. 2,8125 m2.
- C. 5,625 m2.
- D. 10,625 m2.
Câu 13: Số khối kim loại hình lập phương người thợ đã dùng là:
- A. 4 hình lập phương.
B. 5 hình lập phương.
- C. 6 hình lập phương.
- D. 7 hình lập phương.
Câu 14: Người ta làm một hình hộp chữ nhật bằng bìa có chu vi mặt bên là 10 dm. Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều cao bằng chiều rộng. Tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó (tính theo đơn vị mét vuông).
A. 0,15 m2.
- B. 15 m2.
- C. 1,5 m2.
- D. 0,015 m2.
Câu 15: Huyền làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 2,5 dm. Hỏi Huyền đã dùng miếng bìa có diện tích bao nhiêu đề – xi – mét vuông để làm cái hộp đó? (không tính mép dán).
- A. 60 dm2.
- B. 37,5 dm2.
C. 31,25 dm2.
- D. 25 dm2.
Bình luận