Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong ô tính, mặc định dữ liệu kiểu kí tự được tự động căn lề phải, dữ liệu kiểu số, kiểu ngày được tự động căn lề trái.
B. Dữ liệu kiểu số có thể là số nguyên, số thập phân, gồm các số từ 0 đến 9 và kí hiệu số âm (-), số dương (+), dấu thập phân.
C. Dữ liệu kí tự có thể gồm các chữ cái, chữ số và các kí hiệu soạn thảo.
D. Mặc định dữ liệu kiểu ngày được nhập vào ô tính theo định dạng là tháng/ngày/năm.
Câu 2: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?
A. Công thức trong MS Excel được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số.
B. Trình tự thực hiện các phép toán trong MS Excel tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học.
C. Khi nhập công thức cho ô tính ta bắt buộc phải nhập thông qua vùng nhập dữ liệu.
D. Có thể nhập trực tiếp công thức vào ô tính.
Câu 3: Trong bảng tính MS Excel, nguyên nhân các kí tự # được hiển thị thay vì hiển thị đúng dữ liệu trong ô tính, điều này có nghĩa là gì?
A. Chương trình bảng tính bị nhiễm virus.
B. Công thức nhập sau và MS Excel thông báo lỗi.
C. Hàng chứa ô tính đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết được chữ số.
D. Cột chứa ô tính có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết được chữ số.
Câu 4: Khi sao chép công thức từ ô tính này sang ô tính khác, ta có thể thao tác:
- A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
- C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
- D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C rồi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.
B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
C. Có thể sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đến không liền kề với ô tính chứa công thức.
D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại và ta luôn có kết quả đúng.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.
B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Cells.
C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.
D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Font và Home>Alignment.
Câu 7: Trong khi nhập dữ liệu nếu dữ liệu dài, để dữ liệu không bị che khuất hay tràn sang ô bên phải, em sẽ không dùng cách nào trong các cách dưới đây?
A. Thay đổi độ rộng cột của ô tính đó.
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.
C. Sử dụng nút lệnh thiết lập xuống dòng Wrap Text .
D. Thay đổi chiều cao hàng của ô tính đó.
Câu 8: Nút lệnh dùng để làm gì?
A. Căn lề giữa dữ liệu trong ô tính.
B. Gộp khối ô tính và căn lề giữa.
C. Gộp khối ô tính, căn lề giữa và định dạng kí tự.
D. Thiết lập xuống dòng cho dữ liệu trong ô tính.
Câu 9: Trong phần mềm MS Excel với một bảng tính đang được mở, kết quả khi gõ tổ hợp Ctrl + P là:
A. Mở một trang tính mới.
B. Lưu trang tính đang mở dưới dạng một tên khác.
C. Mở cửa sổ để lựa chọn các tham số in trang tính.
D. Mở cửa sổ cho phép tìm kiếm thông tin trên trang tính.
Câu 10: Khi nhập công thức =SUM(10,20.0,30.0)/3 vào ô tính bất kì có định dạng mặc định, kết quả nhận được sẽ là:
A. 60
B. 20
C. 20.0
D. #VALUE!
Câu 11: Các ô tính B2, C2, D2, E2 nhận các giá trị lần lượt là: 4; 3; “Tin học”; 1. Tại ô tính F2 ta gõ công thức =COUNT(B2:E2), kết quả nhận được sẽ là:
A. #NAME?
B. #VALUE!
C. 4
D. 3
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?
A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.
B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.
C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.
D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tham số của hàm chỉ có thể là địa chỉ ô tính hay địa chỉ khối ô tính.
B. Tham số của hàm có thể là địa chỉ các ô tính.
C. Tham số của hàm có thể là địa chỉ khối ô tính.
D. Tham số của hàm có thể là dữ liệu cụ thể.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?
A. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.
B. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
D. Không phải làm nào cũng có thể sao chép được.
Câu 15: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.
C. Bỏ qua các ô tính trống.
D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.
Câu 16: Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong trình bài trình chiếu?
A. Style
B. Font
C. Paragraph
D. Editing
Câu 17: Trang tiêu đề trong bài trình chiếu trong tiếng Anh là gì?
A. Content Slide.
B. Title Slide.
C. Slide Master.
D. Click to add title.
Câu 18: Phần mở rộng mặc định của tệp trình chiếu được tạo bằng MS PowerPoint 2016 là:
A. *.docx
B. *.pptx
C. *.xlsx
D. *.ppt
Câu 19: Các công cụ định dạng văn bản của phần mềm PowerPoint 2016 nằm ở:
A. Nhóm lệnh Clipboard
B. Nhóm lệnh Slides
C. Nhóm lệnh Fonts
D. Nhóm lệnh Paragraph
Câu 20: Phần mềm nào sau đây hỗ trợ người dùng tạo cấu trúc phân cấp?
A. MS Power Point.
B. Paint.
C. AutoCAD.
D. DevC++.
Câu 21: Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là:
A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.
B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.
C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.
D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.
Câu 22: Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?
A. Enter.
B. F5.
C. F2.
D. Tab.
Câu 23: Đâu là chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu?
A. Trình chiếu nội dung của trang trên toàn màn hình.
B. Sắp xếp, bố trí các đối tượng trên trang trình chiếu.
C. Tạo hiệu ứng động cho các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu để hiển thị nội dung lên màn hình một cách sinh động.
D. Cung cấp thư viện các mẫu trình bày đa dạng.
Câu 24: Có mấy loại hiệu ứng động trong trang trình chiếu?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25: Đâu là điều nên làm khi tạo một bài trình trình chiếu?
A. Sử dụng thật nhiều hiệu ứng động trong bài trình chiếu.
B. Sử dụng càng nhiều hình ảnh minh họa trong bài trình chiếu càng tốt.
C. Nên sử dụng thống nhất hiệu ứng chuyển trang trong một bài trình chiếu.
D. Các trang trình chiếu sử dụng màu nền khác nhau làm cho bài trình chiếu phong phú, hấp dẫn người xem.
Câu 26: Khi đang ở chế độ trình chiếu toàn màn hình, gõ phím nào trên bàn phím để chuyển sang chế độ soạn thảo?
A. Home.
B. Tab.
C. Esc.
D. End.
Câu 27: Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng với bài toán tìm kiếm kiểu nào?
A. Áp dụng được với mọi bài toán tìm kiếm.
B. Áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
C. Áp dụng được với dãy giá trị chưa được sắp xếp.
D. Cả A, B và C.
Câu 28: Thuật toán tìm kiếm tuần tự kết thúc khi:
A. Tìm kiếm được vị trí số cần tìm.
B. Thông báo không tìm thấy số cần tìm.
C. Tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 29: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Lật thẻ thứ nhất thì ta sẽ thực hiện bước nào?
A. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
B. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
C. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
D. Kết thúc.
Câu 30: Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện như thế nào?
A. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.
B. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
C. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
D. So sánh lần lượt phần tử đầu của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
Câu 31: Bài toán: Thực hiện tìm một số bất kì trong dãy số. Đầu vào của bài toán tìm kiếm một số trong dãy số cho trước là:
A. Dãy thẻ số
B. Số cần tìm
C. Dãy thẻ số và số cần tìm
D. Vị trí tìm thấy
Câu 32: Thuật toán tìm kiếm tuần tự có thể giúp em:
A. Tìm số điện thoại trong danh bạ để biết người đã gọi đến.
B. Tìm bạn học sinh cùng tháng sinh nhật với em trong danh sách lớp.
C. Tìm một bạn trong bức ảnh chụp tập thể lớp.
D. Cả A, B và C.
Câu 33: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách.
C. Di chuyển số nhỏ nhất về đầu danh sách.
D. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất chưa sắp xếp và đưa về vị trí đầu tiên của dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.
Câu 34: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào?
A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn.
B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.
C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.
D. Cả A, B và C.
Câu 35: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào?
A. Thay thế.
B. Thay đổi.
C. Hoán đổi.
D. Cả A, B và C.
Câu 36: Định nghĩa sau là của thuật toán sắp xếp nào?
“Thuật toán sắp xếp dãy phần tử (không giảm hay không tăng) bằng cách thực hiện lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự”.
A. Sắp xếp chọn.
B. Sắp xếp nổi bọt.
C. Sắp xếp chèn.
D. Sắp xếp nhanh.
Câu 37: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số tăng dần bằng cách nào dưới đây?
A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
C. Cả A và B.
D. Đáp án khác.
Câu 38: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:
A. Đầu đến cuối
B. Cuối đến đầu
C. Giữa đến đầu
D. Giữa đến cuối
Câu 39: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.
Câu 40: Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?
A. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên.
C. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau liên tục đến khi dãy số được sắp xếp.
D. So sánh lần lượt từ phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận