Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Với việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu trong các ô tính thì phần mềm bảng tính sẽ tính như thế nào?
A. Tính theo dữ liệu cũ của ô tính đó.
B. Bỏ giá trị của ô tính đó.
C. Tính theo dữ liệu mới của ô tính đó.
D. Bị lỗi dữ liệu.
Câu 2: Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự thực hiện sao chép công thức:
a) Thực hiện lệnh Copy
b) Chọn ô tính có chứa công thức cần sao chép.
c) Thực hiện lệnh Patse.
d) Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến.
A. a - b - d - c.
B. b - a - d - c.
C. c - b - a - d.
D. c - a - d - b.
Câu 3: Phương án nào dưới đây không cho phép thực hiện sao chép công thức?
A. Sử dụng lệnh Cut, Paste trên dải lệnh Home.
B. Sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C và Ctrl + V.
D. Sử dụng lệnh Copy, Paste trên dải lệnh Home.
Câu 4: Nhập công thức tại ô A1 là =B1 + C1, công thức tại ô B1 là =C1 + A1, công thức tại ô C1 là =B1 + A1. Hỏi các ô A1, B1, C1 có giá trị lần lượt là gì?
A. 0; 0; 0.
B. A1; B1; C1.
C. VALUE; VALUE; VALUE.
D. Không thể nhận giá trị.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa địa chỉ của ô tính chứa công thức và các địa chỉ ô tính trong công thức là không thay đổi.
B. Chức năng tự động điền dữ liệu chỉ cho phép thực hiện sao chép công thức dữ liệu đến ô tính (hoặc khối ô tính) liền kề với ô tính chứa công thức cần sao chép.
C. Cách tính và xử lý dữ liệu của công thức được bảo toàn khi sao chép.
D. Có thể sao chép công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính đến ô tính có cách tính tương tự mà vẫn cho kết quả đúng.
Câu 6: Tổ hợp phím nào sau đây có tác dụng để sao chép dữ liệu:
A. Ctrl + V
B. Ctrl + S
C. Ctrl + C
D. Ctrl + Z
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.
B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Cells.
C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.
D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Font và Home => Aligment.
Câu 8: Để chọn số bản in, ta thực hiện chỉnh số ở mục nào?
A. Copies.
B. Print Active Sheets.
C. Letter.
D. Không thể chọn số bản in.
Câu 9: Thứ tự các bước định dạng màu nền cho ô tính?
A. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
B. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
C. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Bấm chọn màu nền thích hợp.
D. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nhấn chuột phải vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Định dạng, căn lề dữ liệu ô tính trong phân mình bảng tính tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
B. Nút lệnh Merge & Center vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh Wrap Text để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Mặc định các ô tính đã được kẻ đường viền.
Câu 11: Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để thay đổi kí hiệu đầu mục phân cấp.
a) Chọn dải lệnh Home.
b) Nháy chọn dạng kí hiệu mong muốn
c) Chọn mục hoặc các mục cần thay đổi kí hiệu đầu mục.
d) Nháy chọn mũi tên ở góc bên phải lệnh Bulllets hoặc Numbering trong nhóm Paragraph.
A. b – a – c – d.
B. c – a – b – d.
C. c – a – d – b.
D. d – c – a – b.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 9 - 11
Điền cụm từ thích hợp: hình ảnh, tiêu đề, mẫu bố trí vào chỗ chấm trong các phát biểu dưới đây để có các phát biểu đúng.
a) Trang……(1)..… là trang đầu tiên, giới thiệu về chủ đề bài trình chiếu.
b) Có thể áp dụng…..(2)……cho trang chiếu đã có nội dung mà không cần phải nhập lại.
c) Nội dung một trang trình chiếu có thể gồm văn bản, ……(3).…., biểu đồ, video.
Câu 12: Từ thích hợp để điền vào vị trí (1) là
A. hình ảnh
B. tiêu đề
C. mẫu bố trí
Câu 13: Từ thích hợp để điền vào vị trí (2) là
A. hình ảnh
B. tiêu đề
C. mẫu bố trí
Câu 14: Từ thích hợp để điền vào vị trí (3) là
A. hình ảnh
B. tiêu đề
C. mẫu bố trí
Câu 15: Công cụ sao chép và di chuyển nằm ở vị trí nào của phần mềm PowerPoint 2016?
A. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Insert
B. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Home
C. Nhóm lệnh Font của dải lệnh Home
D. Nhóm lệnh Slides của dải lệnh Home
Câu 16: Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng với bài toán tìm kiếm kiểu nào?
A. Áp dụng được với mọi bài toán tìm kiếm.
B. Áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
C. Áp dụng được với dãy giá trị chưa được sắp xếp.
D. Cả A, B và C.
Câu 17: Thuật toán tìm kiếm tuần tự kết thúc khi:
A. Tìm kiếm được vị trí số cần tìm.
B. Thông báo không tìm thấy số cần tìm.
C. Tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 18: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Lật thẻ thứ nhất thì ta sẽ thực hiện bước nào?
A. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
B. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
C. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
D. Kết thúc.
Câu 19: Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện như thế nào?
A. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.
B. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
C. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
D. So sánh lần lượt phần tử đầu của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
Câu 20: Thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?
A. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
B. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
C. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
D. Số lượng thẻ của dãy : 2.
Câu 21: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.
A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20.
B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
Câu 22: Em hãy sắp xếp các bước sau đây theo đúng thứ tự để hoàn thành công việc hoán đổi chất lỏng đựng trong hai cốc A và B (sử dụng cốc C không đựng gì là cốc trung gian).
a) Đổ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.
b) Đổ chất lỏng từ cốc C sang cốc B.
c) Đổ chất lỏng trong cốc A sang cốc C.
A. a → c → b
B. b → c → a
C. c → a → b
D. c → b → a
Câu 23: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào?
A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ
B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy
C. Khi ai > ai + 1
D. Tất cả các phương án
Câu 24: Giả sử tại ô G10 có công thức = H10 + 2*K10. Nếu sao chép công thức này đến ô G12 thì công thức sẽ thay đổi như thế nào?
A. = G12 + 2*G12
B. = H10 + 2*K12
C. = H12 + 2*K12
D. Không thay đổi
Câu 25: Cho biết giá trị của C3, D3, E3 lần lượt là 8, 7, 9 và công thức tại F3 = (C3+D3+E3)/3. Hãy cho biết sau khi thực hiện sao chép công thức ô F3 sang G3 thì công thức tính toán tại ô G3 là gì?
A. =(C3+D3+E3)/3
B. =(D3+E3+F3)/3
C. =(8+7+9)/3
D. Công thức bị lỗi
Câu 26: Cho ô tính A1 có dữ liệu bằng 6, ô B1 có dữ liệu bằng 10. Nhập công thức vào ô C1 là: =A1 + 5. Hỏi khi thay đổi ô A1 thành 10 thì kết quả của ô C1 cho ra bao nhiêu?
A. 11.
B. 15.
C. 21.
D. Không ra kết quả, bị lỗi dữ liệu.
Câu 27: Để định dạng cho ô tính, ta sử dụng nhóm lệnh chính nào?
A. Home> Font.
B. Home> Alignment.
C. Home> Cells.
D. Cả A và B.
Câu 28: Khi thực hiện gộp khối ô nếu trong khối ô tính có nhiều ô tính chứa dữ liệu thì ô tính kết quả sẽ lưu giữ:
A. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
B. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ dưới lên trên và từ trái sang phải.
C. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
D. Dữ liệu của tất cả các ô tính của khối ô tính.
Câu 29: Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?
A. Ctrl + A.
B. Ctrl + B.
C. Ctrl + P.
D. Ctrl + C.
Câu 30: Để chọn số bản in, ta thực hiện chỉnh số ở mục nào?
A. Copies.
B. Print Active Sheets.
C. Letter.
D. Không thể chọn số bản in.
Câu 31: Khi gộp ô tính, nếu trong khối ô tính có nhiều ô tính chứa dữ liệu thì ô tính kết quả lưu giữ dữ liệu của ô tính nào?
A. Ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ dưới lên, từ trái sang phải.
B. Ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống, từ trái sang phải.
C. Ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống, từ phải sang trái.
D. Ô tính có dữ liệu ở chính giữa.
Câu 32: Để tính tổng các ô từ C3 đến C7, phương án nào sau đây là đúng?
A. =SUM(C3-C7).
B. =SUM(C3:C7).
C. =SUM(C3...C7).
D. =TONG(C3:7).
Câu 33: Để tính trung bình của 2 số 7 và 9 thì công thức nào dưới đây là đúng?
A. =7+9:2
B. =(7+9):2
C. =7+9/2
D. =(7+9)/2
Câu 34: Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai?
A. = 5^2 + 6*101
B. = 6*(3+2)
C. = 2(3+4)
D. = 1^2 + 2^2
Câu 35: Để đếm số các giá trị số có trong vùng A2:A5 thì em sử dụng hàm nào?
A. =AVERAGE(A2:A5)
B. =SUM(A2:A5)
C. =MIN(A2:A5)
D. =COUNT(A2:A5)
Câu 36: Một ô tính được nhập nội dung =SUM(1,2)+MAX(3,4)+MIN(5,6). Vậy kết quả là bao nhiêu sau khi em nhấn Enter?
A. 11
B. 12
C. 13
D. Kết quả khác
Câu 37: Cho dữ liệu các ô tính như sau: A1=20, B2=18, C9=15. Tại ô D2 có công thức =MIN(A1,B2,C9), thì ô D2 sẽ có giá trị là bao nhiêu?
A. 53
B. 20
C. 15
D. 3
Câu 38: Phần mềm trình chiếu có chức năng:
A. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ để xử lí đồ hoạ.
D. Chỉ tạo bài trình chiếu.
Câu 39: Khi tạo bài trình chiếu, em giới thiệu chủ đề của bài ở trang nào?
A. Title Slide
B. Content Slide
C. Title Only
D. Comparison
Câu 40: Công cụ sao chép và di chuyển nằm ở vị trí nào của phần mềm PowerPoint 2016?
A. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Insert
B. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Home
C. Nhóm lệnh Font của dải lệnh Home
D. Nhóm lệnh Slides của dải lệnh Home
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận