Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho biết giá trị của C3, D3, E3, C4, D4, E4 lần lượt là 8, 7, 9, 9, 8, 10 và công thức tại F3 = (C3+D3+E3)/3. Hãy cho biết sau khi thực hiện sao chép công thức ô F3 vào F4 thì giá trị của F4 là bao nhiêu?
A. 24
B. 8
C. 27
D. 9
Câu 2: Cho ô A1 có công thức là =B1 + C1 - D1 * E1. Khi dùng chức năng tự động điền dữ liệu từ A1 đến A3. Hỏi ô A3 sẽ có giá trị tương ứng với công thức nào?
A. =B1 + C1 - D1 * E1.
B. =B2 + C2 – D2 * E2.
C. =B3 + C3 – D3 * E3.
D. Lỗi dữ liệu, không có công thức nào.
Câu 3: Giả sử tại ô G10 có công thức = H10 + 2*K10. Nếu sao chép công thức này đến ô G12 thì công thức sẽ thay đổi như thế nào?
A. = G12 + 2*G12
B. = H10 + 2*K12
C. = H12 + 2*K12
D. Không thay đổi
Câu 4: Cho biết giá trị của C3, D3, E3 lần lượt là 8, 7, 9 và công thức tại F3 = (C3+D3+E3)/3. Hãy cho biết sau khi thực hiện sao chép công thức ô F3 sang G3 thì công thức tính toán tại ô G3 là gì?
A. =(C3+D3+E3)/3
B. =(D3+E3+F3)/3
C. =(8+7+9)/3
D. Công thức bị lỗi
Câu 5: Cho ô tính A1 có dữ liệu bằng 6, ô B1 có dữ liệu bằng 10. Nhập công thức vào ô C1 là: =A1 + 5. Hỏi khi thay đổi ô A1 thành 10 thì kết quả của ô C1 cho ra bao nhiêu?
A. 11.
B. 15.
C. 21.
D. Không ra kết quả, bị lỗi dữ liệu.
Câu 6: Để gộp và căn giữa khối ô A1:C5, ta thực hiện như thế nào?
A. Chọn khối ô tính A1:C4; Chọn Merge & Center để gộp và căn giữa.
B. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn Page Layout > Merge & Center để gộp và căn giữa.
C. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn Merge & Center để gộp và căn giữa.
D. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn View > Merge & Center để gộp và căn giữa.
Câu 7: Thao tác nào dưới đây để chèn thêm cột (hoặc chèn thêm hàng)?
A. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Insert.
B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Delete.
C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Format.
D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Insert.
Câu 8: Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)?
A. Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nhấn phím Delete.
C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nháy nút lệnh Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)? Cut trên dải lệnh Home.
Câu 9: Để lựa chọn viền cho ô tính hoặc khối ô tính ta thực hiện lệnh nào?
A. Nháy chuột vào mũi tên bên phải nút Table
B. Nháy chuột vào mũi tên bên trái nút Table
C. Chọn Home > Table
D. Chọn Insert > Table
Câu 10: Thứ tự các bước định dạng màu nền cho ô tính?
A. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
B. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
C. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Bấm chọn màu nền thích hợp.
D. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nhấn chuột phải vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
Câu 11: Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?
A. =SUM(2,5,7).
B. =Sum(A3,C3:F3).
C. =SuM(10,15,b2:B10).
D. =sum“D2:08”.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai về việc sử dụng hàm trong bảng tính?
A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.
B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc và nhất định.
C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.
D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 13: Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.
C. Bỏ qua các ô tính trống.
D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.
Câu 14: Hãy sắp xếp các bước theo thứ tự đúng để nhập hàm trực tiếp vào ô tính.
(a) Gõ dấu =.
(b) Gõ phím Enter.
(c) Chọn ô tính cần nhập hàm.
(d) Nhập tên hàm, các tham số của hàm (đặt trong cặp ngoặc tròn).
A. a – c – d – b.
B. b – a – d – b.
C. c – a – d – b.
D. c – d – a – b.
Câu 15: Câu nào dưới đây sai?
A. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kí tự.
B. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
C. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu tiền tệ.
D. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính trống.
Câu 16: Để định dạng dòng chữ tiêu đề “CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH” có kiểu chữ đậm và nghiêng, các thao tác phải thực hiện là:
A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl+I.
B. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + U và Crtl+I.
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Crtl+I.
D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Crtl + I.
Câu 17: Để tạo một trang chiếu mới em làm như thế nào?
A. File > New
B. File > Open
C. Home > New Slide
D. Home > Layout
Câu 18: Tổ hợp phím để thực hiện tăng hoặc giảm mức phân cấp khi ta đưa con trò soạn thảo về đầu dòng của mục là:
A. Tab hoặc Ctrl + Tab
B. Tab hoặc Alt + Tab
C. Tab hoặc Shift + Tab
D. Tab hoặc Backspace
Câu 19: Để tăng bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn phím:
A. Shift.
B. Tab.
C. Alt.
D. Ctrl.
Câu 20: Để giảm bậc phân cấp, em đặt con trỏ ở đầu dòng cần tạo cấu trúc phân cấp (nếu cần tạo cấu trúc phân cấp giống nhau cho nhiều dòng thì dùng chuột chọn các dòng) rồi nhấn tổ hợp phím:
A. Shift + Tab.
B. Alt + Tab
C. Ctrl + Tab.
D. Ctrl + Shift.
Câu 21: Điền vào chỗ trống: Hiệu ứng động (Animation Effect) trong bài trình chiếu là …. và …. xuất hiện của các trang trình chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
A. cách thức, thời điểm.
B. thời gian và không gian.
C. hiệu ứng và cách thức.
D. thời điểm và thời gian.
Câu 22: Hãy sắp xếp các bước thực hiện hiệu ứng chuyển trang?
1. Chọn Transitions.
2. Chọn âm thanh kèm hiệu ứng, thời lượng thực hiện.
3. Chọn trang cần chèn hiệu ứng.
4. Chọn thời điểm thực hiện hiệu ứng.
5. Chọn hiệu ứng.
A. 3 – 2 – 1 – 4 – 5.
B. 1 – 5 – 3 – 2 – 4.
C. 3 – 1 – 5 – 2 – 4.
D. 1 – 3 – 5 – 4 – 2.
Câu 23: Để bỏ hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang trình chiếu, ta thực hiện các thao tác:
(1) Chọn các đối tượng,
(2) Animations>Animation>?.
A. Fly In.
B. Wipe.
C. Appear.
D. None.
Câu 24: Làm thế nào để thay đổi kích thước của khung ảnh?
A. Không thể thay đổi kích thước.
B. Vào bảng chọn Home và thay đổi kích thước.
C. Kéo thả các nút tròn ở góc khung và cạnh khung.
D. Kéo thả nút mũi tên ở giữa khung.
Câu 25: Để thay đổi bố cục của nhiều trang, ta thực hiện chọn các trang bằng cách nào?
A. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột chọn các trang.
B. Nhấn giữ phím Alt và nháy chuột chọn các trang.
C. Nhấn giữ phím Shift và nháy chuột chọn các trang.
D. Nhấn giữ phím Ctrl + Shift + Alt và nháy chuột chọn các trang.
Câu 26: Các bước thay đổi bố cục trang trình chiếu?
A. Chọn Home > Layout; Chọn trang trình chiếu; Chọn mẫu trang trình chiếu trong vùng Office theme được mở ra.
B. Chọn mẫu trang trình chiếu trong vùng Office theme được mở ra; Chọn trang trình chiếu; Chọn Home > Layout.
C. Chọn Home > Layout; Chọn mẫu trang trình chiếu trong vùng Office theme được mở ra.
D. Chọn trang trình chiếu; Chọn Home > Layout; Chọn mẫu trang trình chiếu trong vùng Office theme được mở ra.
Câu 27: Để thay đổi bố cục của nhiều trang, ta thực hiện chọn các trang bằng cách nào?
A. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột chọn các trang.
B. Nhấn giữ phím Alt và nháy chuột chọn các trang.
C. Nhấn giữ phím Shift và nháy chuột chọn các trang.
D. Nhấn giữ phím Ctrl + Shift + Alt và nháy chuột chọn các trang.
Câu 28: Tìm một từ tiếng Anh trong cuốn từ điển, em sẽ tìm kiếm theo cách nào nhanh nhất?
A. Tìm kiếm tuần tự
B. Tìm kiếm nhị phân
C. Cả A và B đều không áp dụng được.
D. Cả A và B đều áp dụng được.
Câu 29: Cho tình huống sau: Lớp trưởng lập danh sách các bạn trong lớp đăng kí tham gia cuộc thi văn nghệ.
Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?
A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.
B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.
D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.
Câu 30: Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 3 lần.
B. 5 lần.
C. 7 lần.
D. 9 lần.
Câu 31: Cho tình huống sau: Nhân viên y tế sắp xếp hồ sơ người chờ đến lượt khám sức khỏe.
Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?
A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.
B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.
D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.
Câu 32: Khi thực hiện tìm kiếm nhị phân số 25 trong dãy số 18, 21, 25, 27, 67, 69, 72, 77, 79, 81 cần thực hiện mấy vòng lặp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 33: Cho tình huống sau: Giáo viên lập danh sách tên học sinh của một lớp.
Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?
A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.
B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.
D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.
Câu 34: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp
B. Dãy số đã được sắp xếp
C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần
Câu 35: Dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy sau tăng dần, sau khi thực hiện bước thứ 2 ta thu được dãy số nào?
Dãy số ban đầu: 19, 16, 8, 25
A. 19, 16, 25, 8.
B. 16, 19, 25, 8.
C. 8, 25, 19, 16.
D. 8, 16, 19, 25.
Câu 36: Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn ở vòng lặp số 2 thì số nhỏ nhất được tìm thấy là số nào?
A. 20
B. 21
C. 17
D. 19
Câu 37: Với dãy số được sắp xếp từ trên xuống dưới lần lượt là: 19, 16, 18, 15. Khi sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt. Quá trình lặp được thực hiện mấy lần?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 38: Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn thì kết quả sau vòng lặp 1 là:
A. 20, 21, 17, 19
B. 17, 21, 20, 19
C. 17, 19, 20, 21
D. Không có đáp án đúng
Câu 39: Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy chữ cái “c, g, q, a, h, m” theo thứ tự tăng dần. Ở vòng lặp đầu tiên ta sẽ đổi vị trí của chữ cái nào?
A. c.
B. g.
C. q.
D. a.
Câu 40: Cho dãy chưa sắp xếp sau: 20, 21, 17, 19. Kết quả sau vòng lặp 1 khi sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy trên theo thứ tự tăng dần?
A. 17, 20, 21, 19.
B. 17, 21, 20, 19.
C. 17, 19, 20, 21.
D. 17, 19, 21, 20.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận