Tắt QC

Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chức năng tự động điền dữ liệu cho phép thực hiện sao chép công thức đến ô tính có vị trí như thế nào với ô tính cần sao chép?

  • A. Ô tính cùng hàng.

  • B. Ô tính cùng cột.

  • C. Ô tính liền kề.

  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:

  • A. Không thể kết hợp sử dụng địa chỉ ô tính và dữ liệu số trong công thức tính toán.

  • B. Trong công thức không thể sử dụng địa chỉ của khối tính.

  • C. Nếu công thức không chứa địa chỉ ô tính khi dữ liệu ô tính thay đổi kết quả không thay đổi.
  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Kết quả của công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính sẽ không thay đổi khi thay đổi dữ liệu trong ô tính đó.

  • B. Khi thay đổi dữ liệu trong ô tính, phần mềm bảng tính sẽ không tự động tính toán lại những công thức có sử dụng địa chỉ của ô tính đó.
  • C. Phần mềm bảng tính cho phép sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức để thay thế cho việc sử dụng dữ liệu trong ô tính đó.

  • D. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập liệu.

Câu 4: Thao tác nào dưới đây không cần thực hiện khi sao chép công thức bằng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill)?

  • A. Chọn ô tính chứa công thức cần sao chép.

  • B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.
  • C. Đưa con trỏ chuột đến góc phải dưới 3 tính chứa công thức cần sao chép để xuất hiện dấu +.

  • D. Kéo thả nút điền đến ô tính cuối cùng của khối ô tính muốn được sao chép công thức.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.

  • B. Có thể sử dụng lệnh Copy, Paste để sao chép công thức khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến không liền kề với ô tính chứa công thức.

  • C. Có thể sử dụng chức năng tự động điều khiển dữ liệu khi ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép công thức đên không liền kề với ô tính chứa công thức.
  • D. Khi sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nếu dữ liệu trong các ô tính này thay đổi thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán lại và ta luôn có kết quả đúng.

Câu 6: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Công thức sử dụng địa chỉ ô tính cũng có thể được sao chép để thực hiện tính toán.

  • B. Công thức sử dụng địa chỉ ô tính không thể được sao chép để thực hiện tính toán.
  • C. Khi sao chép công thức, vị trí tương đối giữa các ô tinh trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.

  • D. Cách tính của công thức không thay đổi khi sao chép.

Câu 7: Chọn phát biểu sai?

  • A. Khi sao chép (hay di chuyển) công thức, vị trí tương đối giữa các ô tính trong công thức và ô tính chứa công thức không thay đổi.

  • B. Phần mềm bảng tính không có chức năng tính toán tự động.

  • C. Chức năng tự động điền dữ liệu chỉ cho phép thực hiện sao chép công thức đến ô tính (hoặc khối ô tính) liền kề, cùng hàng hoặc cùng cột với ô tính chứa công thức cần sao chép.
  • D. Để sao chép công thức, có thể sử dụng các lệnh Copy, Paste.

Câu 8: Trang tính định dạng dữ liệu gồm:

  • A. Định dạng, chọn phông chữ, màu chữ, kiểu chữ, nền chữ.

  • B. Tô màu nền, kẻ đường biên cho các ô tính.

  • C. Căn lề, tô màu nền cho ô tính.

  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 9: Khi ô tính xuất hiện lỗi hiển thị ##### là do:

  • A. Độ rộng cột quá hẹp

  • B. Độ rộng hàng quá hẹp
  • C. Độ rộng cột quá lớn

  • D. Độ rộng hàng quá lớn

Câu 10: Nhóm lệnh để định dạng ô tính trong dải lệnh Home là:

  • A. Clipboard và Font

  • B. Font và Alignment
  • C. Font

  • D. Alignmen

Câu 11: Để định dạng kiểu chữ in đậm cho chọn công cụ:

  • A. U

  • B. I

  • C. B
  • D. Regular

Câu 12: Công cụ gộp khối ô tính và căn giữa dữ liệu có tên tiếng anh là:

  • A. Font

  • B. Alignment

  • C. Wrap Text

  • D. Merge & Center

Câu 13: Công cụ nào sau đây để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính?

  • A. Insert

  • B. Merge & Center

  • C. Wrap Text
  • D. Delete

 Câu 14: Khi sao chép hay di chuyển hàm, vị trí tương đối giữa các ô tính có địa chỉ là tham số của hàm và ô tính chứa hàm thay đổi như thế nào?

  • A. Không thay đổi.
  • B. Luôn cách nhau 1 hàng trên.

  • C. Luôn cách nhau 1 hàng dưới.

  • D. Cả B và C.

Câu 15: Hàm COUNT có tính năng gì?

  • A. Tính trung bình cộng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

  • B. Đếm các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.
  • C. Tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

  • D. Tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm.

Câu 16: Khi sử dụng hàm:

  • A. Có thế sao chép hàm như sao chép công thức.
  • B. Không thể sao chép hàm như sao chép công thức.

  • C. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa công thức.

  • D. Chỉ sao chép được hàm khi hàm chỉ chứa dữ liệu cụ thể.

Câu 17: Các tham số của hàm có thể là?

  • A. Số

  • B. Địa chỉ ô

  • C. Địa chỉ vùng dữ liệu

  • D. Cả A, B và C

Câu 18: Cách sử dụng hàm nào sau đây là đúng?

  • A. = {}

  • B. = ()
  • C. = []

  • D. = {-}

Câu 18: Phương án nào sai?

  • A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.

  • B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.

  • C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.

  • D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.

Câu 19: Câu nào sau đây sai khi nói về cấu trúc phân cấp?

  • A. Là cấu trúc gồm danh sách nhiều cấp.

  • B. Giúp làm cho nội dung cần trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.

  • C. Cấu trúc này gồm một chuỗi các dấu đầu dòng ngang cấp nhau.
  • D. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu.

Câu 20: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Trang tiêu đề là trang đầu tiên, cung cấp thông tin về chủ đề của bài trình chiếu.

  • B. Trang tiêu đề có vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người xem ngay từ ban đầu.

  • C. Ta có thể sao chép dữ liệu từ tệp văn bản sang trang trình chiếu

  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 21: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Định dạng văn bản trong phần mềm trình chiếu khác với phần mềm soạn thảo văn bản.

  • B. Nên chọn nhiều loại phông chữ, cỡ chữ, màu chữ trên trang chiếu.

  • C. Trên một trang trình chiếu không nên dùng quá nhiều phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ.
  • D. Cả ba đáp án là đúng.

Câu 22: Trong các câu dưới đây, những câu nào đúng? (nhiều đáp án)

  • A. Có thể áp dụng đồng thời nhiều kiểu hiệu ứng chuyển trang cho một trang trình chiếu.

  • B. Có thể áp dụng đồng thời nhiều kiểu hiệu ứng động cho một đối tượng trên trang trình chiếu.
  • C. Tại mỗi thời điểm chỉ có thể áp dụng một kiểu hiệu ứng chuyển trang cho một trang trình chiếu.
  • D. Tại mỗi thời điểm chỉ có thể áp dụng một kiểu hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.

Câu 23: Chọn phương án đúng nhất. Có thể tạo hiệu ứng động cho:

  • A. Trang trình chiếu

  • B. Hình ảnh trên trang trình chiếu

  • C. Văn bản trên trang trình chiếu

  • D. Cả ba phương án A, B và C.

Câu 24: Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để đưa hình ảnh vào trang trình chiếu.

(a) Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh.

(b) Chọn trang trình chiếu cần chèn hình ảnh vào.

(c) Chọn dải lệnh Insert>Picture>From File.

(d) Chọn tệp hình ảnh cần thiết và nháy chọn Insert.

  • A. (c) – (b) – (a) – (d)

  • B. (b) – (d) – (a) – (c)

  • C. (b) – (c) – (a) – (d)
  • D. (c) – (a) – (b) – (d)

Câu 25: Mục đích của việc sử dụng hình ảnh trong trang trình chiếu là gì?

  • A. Minh họa cho nội dung trình bày (kênh chữ, kênh tiếng).

  • B. Giúp bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu hơn.

  • C. Cho dữ liệu của file đủ theo yêu cầu.

  • D. Cả A và B.

Câu 26: Chọn phương án ghép sai. Sử dụng các công cụ định dạng hình ảnh trên trang chiếu để:

  • A. Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

  • B. Thay đổi lớp, cắt hình, quay hình,...

  • C. Thêm đường viền tạo khung cho hình ảnh.
  • D. Thay đổi nội dung hình ảnh.

Câu 27: Cho các thao tác sau:

(1) Chọn trang trình chiếu.

(2) Chọn Transitions> Transition to This Slide>Split.

Các thao tác này sẽ thực hiện:

  • A. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.

  • B. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
  • C. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu.

  • D. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, ... trên một trang trình chiếu.

Câu 28: Chọn phương án đúng: Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân, ta thực hiện:

  • A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.

  • B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
  • C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.

  • D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.

Câu 29: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không? Mà nhận được kết quả Đúng thì ta sẽ thực hiện bước nào?

  • A. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?

  • B. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?

  • C. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
  • D. Kết thúc.

Câu 30: Chọn phát biểu sai về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

  • A. Thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia (số lượng thẻ của dãy) /2.
  • B. Khi dãy chỉ còn một thẻ số thì nửa trước (hoặc nửa sau) là dãy rỗng (dãy không có thể số nào).

  • C. Vòng lặp sẽ kết thúc khi tìm thấy số cần tìm hoặc dãy không còn thẻ số nào nữa.

  • D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.

Câu 31: Cho dãy số A = {24, 28, 14, 18, 19, 12, 19}. Để tìm kiếm số 19 trong dãy theo thuật toán tìm kiếm tuần tự cần thực hiện mấy lần lặp?

  • A. 5 lần
  • B. 6 lần

  • C. 7 lần

  • D. 8 lần

Câu 32: Cho tình huống sau: Ban tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lập bảng tổng sắp huy chương của các nước tham gia.

Cách sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất là?

  • A. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần.

  • B. Sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.

  • C. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (người già, trẻ em, ...) và thời gian tăng dần.

  • D. Sắp xếp theo thứ tự số huy chương vàng, bạc, đồng giảm dần.

Câu 33: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?

  • A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
  • B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.

  • C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.

  • D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.

Câu 34: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?

  • A. Vẫn còn cặp phần tử liền kế không đúng thứ tự mong muốn.
  • B. Dãy chưa được sắp xếp tăng dần.

  • C. Dãy chưa được sắp xếp giảm dần.

  • D. Cả A, B và C.

Câu 35: Trong các bài toán sau, đâu là bài toán sắp xếp:

  • A. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự tăng dần.

  • B. Tìm ra bạn có điểm cao nhất trong bảng điểm môn tin của lớp 7C.

  • C. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự giảm dần.
  • D. Cả A và C

Câu 36: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

  • A. 3.

  • B. 4.
  • C. 5.

  • D. 6.

Câu 37: Bài toán: Em hãy thực hiện sắp xếp các bạn trong tổ em theo thứ tự chiều cao không giảm. Với bài toán này em có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nào?

  • A. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt

  • B. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp chọn

  • C. Có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn
  • D. Không thể sử dụng hai thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn

Câu 38: Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15

  • A. 19, 16, 15, 18.

  • B. 16, 19, 15, 18.

  • C. 19, 15, 18, 16.

  • D. 15, 19, 16, 18.

Câu 39: Nhập công thức tại ô A1 là =B1 + C1, công thức tại ô B1 là =C1 + A1, công thức tại ô C1 là =B1 + A1. Hỏi các ô A1, B1, C1 có giá trị lần lượt là gì?

  • A. 0; 0; 0.
  • B. A1; B1; C1.

  • C. VALUE; VALUE; VALUE.

  • D. Không thể nhận giá trị.

Câu 40: Cho biết giá trị của C3, D3, E3, C4, D4, E4 lần lượt là 8, 7, 9, 9, 8, 10 và công thức tại F3 = (C3+D3+E3)/3. Hãy cho biết sau khi thực hiện sao chép công thức ô F3 vào F4 thì giá trị của F4 là bao nhiêu?

  • A. 24

  • B. 8

  • C. 27

  • D. 9

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác