Tắt QC

Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổ hợp phím nào sau đây có tác dụng để sao chép dữ liệu:

  • A. Ctrl + V

  • B. Ctrl + S

  • C. Ctrl + C
  • D. Ctrl + Z

Câu 2: Chức năng tự động điền dữ liệu có tên là gì?

  • A. AutoCopy.

  • B. AutoPaste.

  • C. AutoFill.
  • D. AutoCorrect.

Câu 3: Đâu là kí hiệu địa chỉ của một ô tính?

  • A. A.

  • B. A5.
  • C. 5.

  • D. 5A.

Câu 4: Nếu nhập công thức không đúng cú pháp thì phần mềm xử lí như thế nào?

  • A. Phần mềm thông báo lỗi
  • B. Phần mềm bỏ qua và coi đó không là công thức.

  • C. Phần mềm tự động sửa lỗi công thức.

  • D. Không có đáp án nào chính xác

Câu 5: Có mấy cách sao chép công thức trong MS Excel?

  • A. 1.

  • B. 2.

  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 6: Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối của ô tính chứa công thức và các ô tính trong công thức như thế nào?

  • A. Thay đổi theo số hàng.

  • B. Không thay đổi.
  • C. Thay đổi theo tên cột.

  • D. Thay đổi theo số ô tính giữa 2 ô.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Có thể chọn nhiều hàng để chèn thêm (hoặc xoá) nhiều hàng đồng thời.

  • B. Có thể chọn nhiều cột để chèn thêm (hoặc xoá) nhiều cột đồng thời.

  • C. Có thể chọn nhiều hàng hoặc nhiều cột để chèn hoặc xoá đồng thời.

  • D. Mỗi lần chỉ có thể thực hiện chèn thêm (hoặc xoá) được một cột hoặc một hàng

Câu 8: Trong khi nhập dữ liệu nếu dữ liệu dài, để dữ liệu không bị che khuất hay tràn sang ô bên phải, em sẽ không dùng cách nào trong các cách dưới đây?

  • A. Thay đổi độ rộng cột của ô tính đó.

  • B. Nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.

  • C. Sử dụng nút lệnh thiết lập xuống dòng Wrap Text.

  • D. Thay đổi chiều cao hàng của ô tính đó.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.

  • B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Cells.
  • C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.

  • D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Font và Home => Aligment.   

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Định dạng, căn lề dữ liệu ô tính trong phân mình bảng tính tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.

  • B. Nút lệnh Merge & Center vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.

  • C. Nút lệnh Wrap Text để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.

  • D. Mặc định các ô tính đã được kẻ đường viền.

Câu 11: Tại sao cần phải định dạng trang tính?

  • A. Hình thức đẹp, dễ nhìn, dễ ghi nhớ, dễ dàng phân biệt và so sánh các miền dữ liệu khác nhau trên trang tính.
  • B. Không định dạng trang tính thì sẽ thiếu dữ liệu.

  • C. Không định dạng trang tính thì trang tính không hợp lệ.

  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 12: Trong phần mềm bảng tính, hàm là gì?

  • A. Là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc nhất định.
  • B. Là công thức có sử dụng địa chỉ ô tính.

  • C. Là công thức có sử dụng khối tính.

  • D. Là công thức không sử dụng địa chỉ ô tính.

Câu 13: Cách viết hàm trong MS Excel như thế nào?

  • A. <tên hàm>(<các tham số của hàm>)

  • B. =<tên hàm>(<các tham số của hàm>)
  • C. =<tên hàm>,<tên ô tính>(<các tham số của hàm>)

  • D. =<tên hàm>(<các tham số của hàm>),<tên ô tính>

Câu 14: Hàm nào có tính năng tính tổng của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm?

  • A. AVERAGE

  • B. MAX

  • C. MIN

  • D. SUM

Câu 15: Các tham số trong hàm ngăn cách nhau bởi dấu:

  • A. Dấu chấm (.)

  • B. Dấu chấm phẩy (;)

  • C. Dấu phẩy (,)
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 16: Trong Microsoft Excel, hàm MAX dùng để:

  • A. Tính tổng các giá trị được chọn.

  • B. Tính trung bình cộng của các giá trị được chọn.

  • C. Tìm giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được chọn.

  • D. Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn.

Câu 17: Công cụ sao chép và di chuyển nằm ở vị trí nào của phần mềm PowerPoint 2016?

  • A. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Insert

  • B. Nhóm lệnh Clipboard của dải lệnh Home
  • C. Nhóm lệnh Font của dải lệnh Home

  • D. Nhóm lệnh Slides của dải lệnh Home

Câu 18: Tại sao cần sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu?

  • A. Giúp nội dung được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.

  • B. Giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cục nội dung, logic trình bày.

  • C. Giúp máy tính hiển thị tốt hơn.

  • D. Cả A và B.

Câu 19: Có thể thay đổi kích thước của khung văn bản bằng cách nào?

  • A. Không thể thay đổi kích thước.

  • B. Vào bảng chọn Home và thay đổi kích thước.

  • C. Kéo thả các nút tròn ở góc khung và cạnh khung.
  • D. Kéo thả nút mũi tên ở giữa khung.

Câu 20: Đâu là lệnh dùng để tạo đường viền cho ảnh?

  • A. Format>Rotate.

  • B. Format>Crop.

  • C. Format>Picture Boder.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Đâu là chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu?

  • A. Thêm hình ảnh minh hoạ vào trang trình chiếu.

  • B. Tạo các bài trình chiếu.
  • C. Cung cấp công cụ tạo cấu trúc phân cấp để dễ dàng thể hiện nội dung từ khái quát đến chi tiết.

  • D. Sắp xếp, bố trí các đối tượng trên trang trình chiếu.

Câu 22: Hiệu ứng động trong bài trình chiếu viết trong tiếng anh là gì?

  • A. Animation Effect.
  • B. Animation.

  • C. Information Effect.

  • D. Animal Effect.

Câu 23: Lệnh nào dùng để quay ảnh?

  • A. Rotate.
  • B. Crop.

  • C. Picture Boder.

  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 24: Lựa chọn phương án đúng

Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm, ta thực hiện:

  • A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.

  • B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
  • C. Sắp xếp dãy số theo thức tự tăng dần.

  • D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.

Câu 25: Chọn phát biểu sai?

  • A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy gia trị đã được sắp xếp.
  • B. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy gia trị đã được sắp xếp.

  • C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.

  • D. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.

Câu 26: Ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

  • A. Dễ thực hiện và nhanh cho ra kết quả.
  • B. Cho kết quả chính xác hơn.

  • C. Cho kết quả cụ thể hơn.

  • D. Cho kết quả khái quát hơn.

Câu 27: Ưu điểm của thuật toán tìm kiếm nhị phân là:

  • A. Thu hẹp được phạm vi tìm kiếm chỉ còn tối đa là một nửa sau mỗi lần lặp.

  • B. Số lần lặp tương tự như thuật toán tìm kiếm tuần tự.

  • C. Thuật toán chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.

  • D. Cả A và C.

Câu 28: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  • A. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện so sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

  • B. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện lặp đi lặp lại việc duyệt từng thẻ số, vòng lặp sẽ kết thúc khi tìm thấy số cần tìm hoặc đã duyệt hết các thẻ số.

  • C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 29: Với thuật toán tìm kiếm nhị phân. Hãy sắp xếp các bước thực hiện ở mỗi lần lặp:

1. So sánh giá trị cần tìm với giá trị của phần tử giữa dãy đang xét.

2. Nếu nhỏ hơn thì xét dãy ở nửa trước, nếu lớn hơn thì xét dãy ở nửa sau.

3. Nếu bằng nhau thì thông báo vị trí tìm thấy và kết thúc.

4. Nếu dãy rỗng thì thông báo không tìm thấy và kết thúc tìm kiếm, không thì quay lại bước 1.

  • A. 1 – 2 – 3 – 4

  • B. 1 – 3 – 2 – 4
  • C. 1 – 4 – 2 – 3

  • D. 2 – 1 – 4 – 3

Câu 30: Lựa chọn phương án đúng.

Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu:

  • A. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

  • B. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  • C. Số đứng trước lớn hơn hay bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.

  • D. Số đứng sau nhỏ hơn số đứng trước cho đến khi dãy số được sắp xếp.

Câu 31: Phát biểu nào không đúng khi nói về thuật toán sắp xếp chọn?

  • A. Thuật toán thực hiện việc chọn số lớn nhất trong dãy chưa được sắp xếp.
  • B. Đưa số nhỏ nhất chưa được sắp xếp về vị trí đầu tiên của dãy chưa được sắp xếp.

  • C. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất chưa sắp xếp và đưa về vị trí đầu tiên của dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.

  • D. Thực hiện sắp xếp dãy phần tử không giảm (hoặc không tăng).

Câu 32: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Hai thuật toán sắp xếp nổi bọt và sắp xếp chọn đều được chia thành những bài toán nhỏ để giải quyết.

  • B. Với sắp xếp chọn, phạm vị của dãy chưa sắp xếp hẹp dần sau mỗi lần lặp.

  • C. Sắp xếp giúp việc tìm kiếm được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn.

  • D. Cả ba đáp án trên.

Câu 33: Chỉ ra phương án sai.

Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

  • A. Giúp công việc đơn giản hơn.

  • B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.

  • C. Làm cho công việc trở nên phức tạp.

  • D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.

Câu 34: Với thuật toán sắp xếp chọn, ở mỗi vòng lặp, ta di chuyển được mấy số về đúng thứ tự của nó trong dãy số.

  • A. 1 số
  • B. 2 số

  • C. 3 số

  • D. Tùy từng dãy số

Câu 35: Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự thực hiện sao chép công thức:

a) Thực hiện lệnh Copy

b) Chọn ô tính có chứa công thức cần sao chép.

c) Thực hiện lệnh Patse.

d) Chọn ô tính (hoặc khối ô tính) muốn sao chép đến.

  • A. a - b - d - c.

  • B. b - a - d - c.
  • C. c - b - a - d.

  • D. c - a - d - b.      

Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối giữa địa chỉ của ô tính chứa công thức và các địa chỉ ô tính trong công thức là không thay đổi.

  • B. Chức năng tự động điền dữ liệu chỉ cho phép thực hiện sao chép công thức dữ liệu đến ô tính (hoặc khối ô tính) liền kề với ô tính chứa công thức cần sao chép.

  • C. Cách tính và xử lý dữ liệu của công thức được bảo toàn khi sao chép.

  • D. Có thể sao chép công thức sử dụng giá trị cụ thể trong ô tính đến ô tính có cách tính tương tự mà vẫn cho kết quả đúng.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là sai về sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức:

  • A. Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức luôn được giữ nguyên.
  • B. Khi sao chép công thức thì vị trí tương đối của ô tính chứa công thức và các ô tính trong công thức là không thay đổi.

  • C. Mỗi khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô tính có trong công thức thì phần mềm bảng tính sẽ tự động tính lại theo dữ liệu mới.

  • D. Khi địa chỉ của ô tính chứa công thức thay đổi thì địa chỉ của các ô tính trong công thức cũng tự động thay đổi theo.

Câu 38: Ô tính A2, A3 có dữ liệu lần lượt là Họ và tên, Năm sinh. Sau khi thực hiện thao tác gộp ô A2 và A3 thì thu được kết quả là:

  • A. Họ và tên
  • B. Năm sinh

  • C. Họ và tên Năm sinh

  • D. Không có dữ liệu

Câu 39: Để gộp và căn giữa khối ô A1:C5, ta thực hiện như thế nào?

  • A. Chọn khối ô tính A1:C4; Chọn Merge & Center để gộp và căn giữa.

  • B. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn Page Layout > Merge & Center để gộp và căn giữa.

  • C. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn Merge & Center để gộp và căn giữa.
  • D. Chọn khối ô tính A1:C5; Chọn View > Merge & Center để gộp và căn giữa.

Câu 40: Thao tác nào dưới đây để chèn thêm cột (hoặc chèn thêm hàng)?

  • A. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Insert.
  • B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Delete.

  • C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Cells>Format.

  • D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) tại vị trí muốn chèn rồi chọn Home>Insert.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác