Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
  • C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
  • D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Câu 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

  • A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
  • B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
  • C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
  • D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  • A. Máy bơm nước chạy điện
  • B. Công tắc
  • C. Dây dẫn điện ở gia đình
  • D. Đèn báo của tivi

Câu 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

  • A. Bóng đèn đui ngạnh
  • B. Đèn điot phát quang
  • C. Bóng đèn xe gắn máy
  • D. Bóng đèn pin

Câu 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

  • A. Nồi cơm điện
  • B. Quạt điện
  • C. Máy thu hình (tivi)
  • D. Máy bơm nước

Câu 6: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

  • A. 32 A       
  • B. 0,32 A       
  • C. 1,6 A       
  • D. 3,2 A

Câu 7: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

  • A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
  • B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
  • C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
  • D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 8: Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
  • B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
  • C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
  • D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.

Câu 9: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).

  • A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
  • B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
  • C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
  • D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A

Câu 10: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?

  • A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
  • B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
  • C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
  • D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.

Câu 11: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

  • A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
  • B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
  • C. Từ cơ năng sang cơ năng.
  • D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

Câu 12: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  • A. Thế năng.
  • B. Động năng.
  • C. Nhiệt năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 13: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Thế năng đàn hồi.
  • C. Thế năng hấp dẫn.
  • D. Động năng.

Câu 14: Nhiệt năng của một vật là

  • A. Tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • C. Hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 15: Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị âm trong trường hợp nào sau đây

  • A. Chất nhận nhiệt và tăng nhiệt độ.
  • B. Chất nhận nhiệt và giảm nhiệt độ.
  • C. Chất tỏa nhiệt và giảm nhiệt độ.
  • D. Chất tỏa nhiệt và giữ nguyên nhiệt độ.

Câu 16: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?

  • A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
  • B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
  • C. Để tăng thêm bề dày của kính.
  • D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu 17: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 18: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  • C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
  • D. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ vừa phải.

Câu 19: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 20: Chọn câu sai:

  • A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
  • B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
  • C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
  • D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác