Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

  • A. 2700 kg/dm3
  • B. 2700 kg/ dm3
  • C. 270 kg/ dm3
  • D. 260 kg/ dm3

Câu 2: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3; thể tích 50 dm3. Khối lượng của vật là:

  • A. 390 kg 
  • B. 312 kg 
  • C. 390000 kg
  • D. 156 kg

Câu 3: Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3

  • A. 1440,6 kg/m3
  • B. 1240,6 kg/m3
  • C. 1740,6 kg/m3
  • D. 1300,6 kg/m3

Câu 4: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát.

  • A. 0,667 m3
  • B. 0,667 m4
  • C. 0,778 m3
  • D. 0,778 m4

Câu 5: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 54 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa
  • B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước
  • C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 54 khối lượng riêng của dầu hỏa
  • D. Khối lượng riêng của nước bằng 54 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Câu 6: Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A. Vì khối lượng của đồng lớn hơn khối lượng của nhôm
  • B. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • C. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • D. Vì khối lượng riêng của miếng đồng lớn hơn khối lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 7: Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

  • A. 1300,6 kg/m3
  • B. 2700 N
  • C. 2700 kg/m3
  • D. 2700 N/m3

Câu 8: Muốn giảm áp suất thì:

  • A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
  • B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  • C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 9: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B. Giảm diện tích bị ép.
  • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Câu 10: Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 11: Đơn vị đo áp suất là:

  • A. N/m2
  • B. N/m3
  • C. kg/m3
  • D. N

Câu 12: Đặt một bao gạo 60 kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

  • A. p = 20000 N/m2 
  • B. p = 2000000 N/m2 
  • C. p = 200000 N/m2 
  • D. Là một giá trị khác

Câu 13: Đơn vị của áp lực là:

  • A. N/m2        
  • B. Pa       
  • C. N       
  • D. N/cm2

Câu 14: Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20 cm là:

  • A. 1440 Pa
  • B. 1280 Pa
  • C. 12800 Pa
  • D. 1600 Pa

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
  • C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
  • D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 16: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

  • A. 13,6 lần
  • B. 1,36 lần
  • C. 136 lần
  • D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 17: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Tàu đang lặn xuống
  • B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang
  • C. Tàu đang từ từ nổi lên
  • D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 18: Cho khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

  • A. 1,25 lần
  • B. 1,36 lần
  • C. 14,6 lần
  • D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 19: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước. Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64 cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau. Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây. Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1=18000N/m3 và d2=10000N/m3.

  • A. 64 cm
  • B. 42,5 cm
  • C. 35,6 cm
  • D. 32 cm

Câu 20: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  • B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  • C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác