Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Vậy 1 kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng
- A. 12,8 cm3
B. 128 cm3
- C. 1280 cm3
- D. 12800 cm3
Câu 2: Bức tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng (Mỹ Tho, Tiền Giang) là một trong những bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng trên thế giới. Tượng cao 20 m, nặng 250 tấn. Thể tích đồng được dùng để đúc bước tượng trên có giá trị là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3.
- A. 280,8 m3
- B. 2,808 m3
- C. 2808 m3
D. 28,08 m3
Câu 3: Đặt một khối sắt có thể tích V1=1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1=7800 kg/ m3, của nước là D2=1000 kg/ m3.
- A. 7,8 m3
- B. 78 l
C. 7,8 dm3
- D. 0,78 m3
Câu 4: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/ m3, 7800 kg/ m3, 11300 kg/ m3, 2600 kg/ m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810 g đó là khối:
A. Nhôm
- B. Sắt
- C. Chì
- D. Đá
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/ m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
- C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
- D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 6: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là 2750 kg/m3
- A. 2475 kg.
B. 24750 kg.
- C. 275 kg.
- D. 2750 kg.
Câu 7: Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3.
- A. 13,5 kg – Nhôm.
- B. 13,5 kg – Đá hoa cương.
C. 1,357 kg – Nhôm.
- D. 1,35 kg – Đá hoa cương.
Câu 8: Đơn vị của áp lực là:
- A. N/m2
- B. Pa
C. N
- D. N/cm2
Câu 9: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
- D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 10: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.
- A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
- B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
- C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A
Câu 11: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
- A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. để tăng áp suất lên mặt đất
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 12: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
- A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Trọng lực của tàu.
- C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
- D. Cả 3 lực trên.
Câu 13: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?
- A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
- C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
- D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 14: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 15: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 321,1 m
- B. 525,7 m
- C. 380,8 m
- D. 335,6 m
Câu 16: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
- A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
- B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
- C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 17: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:
- A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
- B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
- D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
- B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
- C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
- D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 19: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
- C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
- D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 20: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
- A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
- B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
- C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Bình luận