Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 8 Kết nối Bài 23 Tác dụng của dòng điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 Bài 23 Tác dụng của dòng điện - Sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
  • B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
  • C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
  • D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

Câu 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

  • A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
  • B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
  • C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
  • D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 3: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  • A. Máy bơm nước chạy điện
  • B. Công tắc
  • C. Dây dẫn điện ở gia đình
  • D. Đèn báo của tivi

Câu 4: Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

  • A. Bóng đèn đui ngạnh
  • B. Đèn điot phát quang
  • C. Bóng đèn xe gắn máy
  • D. Bóng đèn pin

Câu 5: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

  • A. Nồi cơm điện
  • B. Quạt điện
  • C. Máy thu hình (tivi)
  • D. Máy bơm nước

Câu 6: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

  • A. Bóng đèn dây tóc.
  • B. Bàn là.
  • C. Cầu chì.
  • D. Bóng đèn của bút thử điện.

Câu 7: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng phát sáng.
  • C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
  • D. Một tác dụng khác.

Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

  • A. Thanh nung của nồi cơm điện
  • B. Rađiô (máy thu thanh)
  • C. Điôt phát quang (đèn LED)
  • D. Ruột ấm điện

Câu 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
  • B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
  • C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

Câu 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

  • A. Bàn là điện
  • B. Máy sấy tóc
  • C. Đèn LED
  • D. Ấm điện đang đun nước

Câu 11: Chuông điện hoạt động là do:

  • A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
  • B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
  • C. tác dụng từ của dòng điện.
  • D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Câu 12: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng hóa học
  • B. Tác dụng sinh lí
  • C. Tác dụng từ
  • D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Câu 13: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

  • A. Tác dụng sinh lí của dòng điện
  • B. Tác dụng hóa học của dòng điện
  • C. Tác dụng từ của dòng điện
  • D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.
  • B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.
  • C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.
  • D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.

Câu 15: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

  • A. Từ và hóa học
  • B. Quang và hóa học
  • C. Từ và nhiệt
  • D. Từ và quang

Câu 16: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

  • A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.
  • B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.
  • C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
  • D. Một đoạn băng dính.

Câu 17: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

  • A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
  • B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
  • C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
  • D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Câu 18: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng hóa học
  • B. Tác dụng từ
  • C. Tác dụng sinh lí
  • D. Tác dụng nhiệt

Câu 19: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

  • A. Chạy điện khi châm cứu.
  • B. Chụp X – quang
  • C. Đo điện não đồ
  • D. Đo huyết áp

Câu 20: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?

  • A. Các electron của nguyên tử đồng.
  • B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
  • C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
  • D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác