Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

  • A. 2700 kg/dm3
  • B. 2700 kg/dm3
  • C. 270 kg/dm3
  • D. 260 kg/dm3

Câu 2: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m3; thể tích 50 dm3. Khối lượng của vật là:

  • A. 390 kg 
  • B. 312 kg 
  • C. 390000 kg
  • D. 156 kg

Câu 3: Một hộp sữa Ông thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. 

  • A. 1440,6 kg/m3
  • B. 1240,6 kg/m3
  • C. 1740,6 kg/m3
  • D. 1300,6 kg/m3

Câu 4: Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. Tính thể tích của 1 tấn cát.

  • A. 0,667 m3
  • B. 0,667 m4
  • C. 0,778 m3
  • D. 0,778 m4

Câu 5: Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hỏa có thể tích 54 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa
  • B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước
  • C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 54 khối lượng riêng của dầu hỏa
  • D. Khối lượng riêng của nước bằng 54 khối lượng riêng của dầu hỏa.

Câu 6: Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A. Vì khối lượng của đồng lớn hơn khối lượng của nhôm
  • B. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • C. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • D. Vì khối lượng riêng của miếng đồng lớn hơn khối lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 7: Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

  • A. 1300,6 kg/m3
  • B. 2700N
  • C. 2700 kg/m3
  • D. 2700 N/m3

Câu 8: Muốn giảm áp suất thì:

  • A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
  • B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
  • C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
  • D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực

Câu 9: Muốn giảm áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào?

  • A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
  • B. Giảm diện tích bị ép.
  • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
  • D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Câu 10: Áp lực là:

  • A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
  • C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
  • D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

Câu 11: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
  • D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.

Câu 12: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  • A. 7,5 N và 20,5 N.
  • B. 10,5 N và 23,5 N.
  • C. 19,5 N và 32,5 N.
  • D. 15 N và 28 N.

Câu 13: Đơn vị của mômen lực là:

  • A. m/s.
  • B. N.m.
  • C. kg.m.
  • D. N.kg.

Câu 14: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:

  • A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
  • B. véctơ.
  • C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
  • D. luôn có giá trị âm.

Câu 15: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

  • A. 200 N.m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 2 N.m.
  • D. 2 N/m.

Câu 16: Điền vào chỗ trống: "Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O,, O, của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F, nằm ... điểm tựa O hơn vị trí của lực F"

  • A. Xa
  • B. Gần
  • D. Chính giữa
  • D. Bất kì

Câu 17: Có bao nhiêu loại đòn bẩy?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 18: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cân Robecvan      
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Cần đòn      
  • D. Cân tạ

Câu 19: Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về?

  • A. Khối lượng
  • B. Trọng lực
  • C. Lực
  • D. Tất cả đáp án

Câu 20: Điền vào chố trống: "Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là ..."

  • A. Cánh tay đòn
  • B. Trọng tâm
  • C. Trục quay
  • D. Hướng

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác