Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặt một khối sắt có thể tích V1=1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1=7800 kg/m3, của nước là D2=1000 kg/m3.
A. 7,8l
- B. 78l
- C. 780l
- D. 0,78l
Câu 2: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/ m3, 7800 kg/ m3, 11300 kg/ m3, 2600 kg/ m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810 g đó là khối
A. Nhôm
- B. Sắt
- C. Chì
- D. Đá
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
- B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/ m3 có nghĩa là 1 cm3sắt có khối lượng 7800 kg.
- C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
- D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 4: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là 2750 kg/m3
- A. 2475 kg.
B. 24750 kg.
- C. 275 kg.
- D. 2750 kg.
Câu 5: Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/ m3.
- A. 13,5 kg – Nhôm.
- B. 13,5 kg – Đá hoa cương.
C. 1,35 kg – Nhôm.
- D. 1,35 kg – Đá hoa cương.
Câu 6: Để xác định khối lượng riêng của các viên sỏi, ba bạn Sử, Sen, Anh đưa ra ý kiến như sau:
Sử: Mình chỉ cần một cái cân là đủ
Sen: Theo mình, cần một bình chia độ mới đúng
Anh: Sai bét, phải cần một cái cân và một bình chia độ mới xác định được chứ
Theo em, ý kiến nào đúng
- A. Sử đúng
- B. Sen đúng
C. Anh đúng
- D. Cả ba bạn cùng sai
Câu 7: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có khối lượng khoảng
- A. 0,16N
- B. 16 N
C. 1,6 N
- D. 160 N
Câu 8: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?
- A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
- C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
- D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 9: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 10: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:
- A. M = 0,6 N.m.
- B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
- D. M = 60 N.m.
Câu 11: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
- A. trọng tâm của vật rắn.
- B. trọng tâm hình học của vật rắn.
C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực
- D. điểm đặt của lực tác dụng.
Câu 12: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi
- A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
C. các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
Câu 13: Một người gánh một thúng lúa và một thúng gạo, thúng lúa nặng 10kg, thúng gạo nặng 15kg. Đòn gánh dài 1,5 m, hai thúng đặt ở hai đầu mút của đòn gánh. Vị trí đòn gánh đặt trên vai để hai thúng cân bằng là
- A. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 60cm.
- B. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 50cm.
- C. cách đầu gánh thúng gạo một đoạn 30cm.
D. cách đầu gánh thúng lúa một đoạn 60cm.
Câu 14: Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất
- A. tổng momen lực bằng 0.
- B. cùng giá và cùng độ lớn.
- C. ngược chiều và cùng độ lớn.
D. đồng phẳng và đồng quy.
Câu 15: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
- A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
- C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
- D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 16: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
- A. Cái kéo
- B. Cái kìm
C. Cái cưa
- D. Cái mở nút chai
Câu 17: Quan sát người công nhân đang đẩy chiếc xe cút kít, ba bạn Bình, Lan, Chi. phát biểu:
Bình: Theo tôi, đó là đòn bẩy loại 1.
Lan: Mình nghĩ khác, phải là đòn bẩy loại 2a mới đúng
Chi: Sao lại là 2a? Lực động ở ngoài cùng thì phải là loại 2b mới đúng chứ!
- A. Chỉ có Bình đúng.
- B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
- D. Cả 3 bạn đều sai.
Câu 18: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:
- A. 80 cm
- B. 120 cm
C. 1 m
- D. 60 cm.
Câu 19: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
- A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. Để tăng áp suất lên mặt đất
D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 20: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
- C. Thùng đựng nước
- D. Quyển sách nằm trên bàn
Bình luận