Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A. phương của lực
  • B. chiều của lực
  • C. điểm đặt của lực
  • D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A. p=FS
  • B. p = F.S
  • C. p=pS     
  • D. p = d.V

Câu 3: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?

  • A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.
  • B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.
  • C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.
  • D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.

Câu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

  • A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
  • C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
  • D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
  • C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
  • D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 6: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A. 76 N/m2
  • B. 760 N/m2
  • C. 103360 N/m2 
  • D. 10336000 N/m2

Câu 7: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

  • A. 500 N       
  • B. 789,7 N       
  • C. 928,8 N       
  • D. 1000 N

Câu 8: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

  • A. 321,1 m       
  • B. 525,7 m       
  • C. 380,8 m       
  • D. 335,6 m

Câu 9: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 10: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không đổi
  • D. Không xác định được

Câu 11: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

  • A. 200 N/m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 2 N/m.
  • D. 2 N/m.

Câu 12: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị:

  • A. bằng không.
  • B. luôn dương.
  • C. luôn âm.
  • D. khác không.

Câu 13: Chọn đáp án đúng.

  • A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.

Câu 14: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?

  • A. Mặt bàn học.
  • B. Cái tivi.
  • C. Chiếc nhẫn trơn.
  • D. Viên gạch.

Câu 15: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

  • A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
  • B. lực có giá song song với trục quay.
  • C. lực có giá cắt trục quay.
  • D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Câu 16: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 125 N.
  • B. 12,5 N.
  • C. 26,5 N.
  • D. 250 N.

Câu 17: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

  • A. Ròng rọc cố định 
  • B. Mặt phẳng nghiêng 
  • C. Đòn bảy 
  • D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

Câu 18: Một đòn bẩy AB có chiều dài 1 m. Ở 2 đầu người ta treo 2 vật có khối lượng lần lượt m1=400 g và m2=100 g. Để đòn bẩy cân bằng, điểm tựa O phải cách A một đoạn.... Cho biết đầu A treo vật 400 g.

  • A. 40cm
  • B. 25 cm
  • C. 20 cm
  • D. 30 cm

Câu 19: Đầu người là đòn bẩy loại mấy?

  • A. Loại 1
  • B. Loại 2
  • C. Vừa loại 1, vừa loại 2
  • D. Không phải đòn bẩy

Câu 20: Cánh tay là đòn bẩy loại mấy?

  • A. Loại 1
  • B. Loại 2
  • C. Vừa loại 1, vừa loại 2
  • D. Không phải đòn bẩy

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác