Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?
- A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Trọng lực của tàu.
- C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.
- D. Cả 3 lực trên.
Câu 2: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?
- A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.
- C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
- D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 3: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
- A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
- B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.
- D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 4: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
- A. 321,1 m
- B. 525,7 m
C. 380,8 m
- D. 335,6 m
Câu 5: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
- A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên
- B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
- C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 6: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:
- A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
- B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
- D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?
A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
- B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
- C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
- D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
- C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
- D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?
- A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
- B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
- C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 10: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?
- A. Mặt bàn học.
- B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
- D. Viên gạch.
Câu 11: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?
- A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
- B. lực có giá song song với trục quay.
C. lực có giá cắt trục quay.
- D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 12: Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm G cách đầu A là 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang cách đầu A là 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- A. 125 N.
B. 12,5 N.
- C. 26,5 N.
- D. 250 N.
Câu 13: Một thanh gỗ dài 1,8 m nặng 30 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc 45o. Biết trọng tâm G của thanh gỗ cách đầu gắn sợi dây 60 cm. Tính lực căng của sợi dây. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 300 N.
B. 200 N.
- C. 240 N.
- D. 100 N.
Câu 14: Mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào
- A. Cánh tay đòn
- B. Độ lớn của lực
C. Vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
- D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 15: Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...
- A. Cân bằng nhau.
- B. Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
C. Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
- D. Chưa thể khẳng định được điều gì.
Câu 16: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?
- A.Cầu trượt.
- B.Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
- C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.
D.Cây bấm giấy.
Câu 17: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?
- A.Đòn bẩy.
- B.Mặt phẳng nghiêng.
C.Ròng rọc cố định
- D. Ròng rọc động
Câu 18: Quan sát dao cắt giấy ở một cửa hiệu photocopy, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Chỉ là dao bình thường, không ứng dụng bất kỳ máy cơ đơn giản nào.
Lan: Ứng dụng của đòn bẩy loại 1
Chi: Ứng dụng của đòn bẩy loại 2.
- A. Chỉ có Bình đúng.
- B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
- D. Cả 3 bạn đều sai.
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
- B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
- C. lớn hơn, lớn hơn
- D. lớn hơn, nhỏ hơn
Câu 20: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
- A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
- B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
- C. Để tăng áp suất lên mặt đất
D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Bình luận