Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

  • A. Bóng đèn dây tóc.
  • B. Bàn là.
  • C. Cầu chì.
  • D. Bóng đèn của bút thử điện.

Câu 2: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng phát sáng.
  • C. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
  • D. Một tác dụng khác.

Câu 3: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

  • A. Thanh nung của nồi cơm điện
  • B. Rađiô (máy thu thanh)
  • C. Điôt phát quang (đèn LED)
  • D. Ruột ấm điện

Câu 4: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:

  • A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
  • B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
  • C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

Câu 5: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

  • A. Bàn là điện
  • B. Máy sấy tóc
  • C. Đèn LED
  • D. Ấm điện đang đun nước

Câu 6: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

  • A. V       
  • B. A       
  • C. U       
  • D. I

Câu 7: Ampe kế là dụng cụ để đo:

  • A. cường độ dòng điện
  • B. hiệu điện thế
  • C. công suất điện
  • D. điện trở

Câu 8: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì sau đây?

  • A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
  • B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
  • C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
  • D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

Câu 9: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

  • A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
  • B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1A.
  • C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1A.
  • D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1A.

Câu 10: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

  • A. 1,28A = 1280mA.
  • B. 32mA = 0,32A.
  • C. 0,35A = 350mA.
  • D. 425mA = 0,425A.

Câu 11: Nhiệt lượng là

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
  • C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.

Câu 12: Tìm phát biểu sai.

  • A. Nội năng là một dạng năng lượng nên có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác
  • B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
  • C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật.
  • D. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.

Câu 13: Chọn câu sai trong những câu sau:

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 14: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

  •  A. Cọ xát vật lên mặt bàn.
  •  B. Đốt nóng vật.
  •  C. Làm lạnh vật.
  •  D. Đưa vật lên cao.

Câu 15: Tìm phát biểu sai.

  • A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
  • B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.
  • C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

  • A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
  • B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
  • C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
  • D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

Câu 17: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  • A. Đốt ở giữa ống.
  • B. Đốt ở miệng ống.
  • C. Đốt ở đáy ống.
  • D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 18: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 19: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

  • A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
  • B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
  • C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
  • D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 20: Chọn nhận xét sai:

  • A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
  • B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
  • D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác