Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 8 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 8 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

  • A. Đòn bẩy.
  • B. Mặt phẳng nghiêng.
  • C. Ròng rọc cố định.
  • D. Ròng rọc động.

Câu 2: Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực:

  • A. hướng lên trên.
  • B. cùng hướng với chiều nâng vật.
  • C. ngược hướng với chiều nâng vật.
  • D. hướng xuống dưới.

Câu 3: Quy tắc đòn bẩy được phát minh ra bởi ai?

  • A. Archimedes.
  • B. Isaac Newton.
  • C. Albert Einstein.
  • D. Marie Curie.

Câu 4: Muốn nâng một vật nặng lên ta cần đặt điểm tựa của đòn bẩy ở vị trí:

  • A. Gần vị trí tác dụng lực.
  • B. Vị trí trung điểm của khoảng cách từ vị trí tác dụng lực đến vật. 
  • C. Gần vị trí đặt vật.
  • D. Bất kì.

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A. nhỏ hơn, lớn hơn
  • B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C. lớn hơn, lớn hơn
  • D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 6: Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bẩy) là:

  • A. Xà beng
  • B. Xe đẩy hàng
  • C. Cánh tay người
  • D. Cái kéo

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:

  • A. Thanh sắt
  • B. Thanh thép
  • C. Thanh nhựa
  • D. Thanh gỗ

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

  • A. Làm đứt
  • B. Làm sáng
  • C. Làm tắt
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:

  • A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao.
  • B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí.
  • C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện.
  • D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 10: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

  • A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
  • B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
  • C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
  • D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Câu 11: Khi cọ xát miếng vải khô vào thanh nhựa thì:

  • A. miếng vải nhiễm điện dương, thanh nhựa nhiễm điện âm
  • B. thanh nhựa nhiễm điện dương
  • C. miếng vải nhiễm điện âm, thanh nhựa nhiễm điện dương
  • D. miếng vải nhiễm điện âm

Câu 12: Loại bóng đèn nào có thể tiết kiệm năng lượng nhất?

  • A. Đèn sợi đốt.
  • B. Đèn huỳnh quang.
  • C. Đèn Halogen.
  • D. Đèn LED.

Câu 13: Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?

  • A. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện, quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện.
  • B. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện, quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín là chiều đi ra từ cực âm và đi vào cực dương của nguồn điện.
  • C. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện, quy ước chiều dòng điện trong mạch điện hở là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện.
  • D. Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện, quy ước chiều dòng điện trong mạch điện hở là chiều đi ra từ cực âm và đi vào cực dương của nguồn điện.

Câu 14: Chọn phát biểu sai

  • A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
  • B. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn, làm chất khí này nóng lên và phát sáng.
  • C. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng.
  • D. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng.

Câu 15: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

  • A. Tác dụng sinh lí của dòng điện.
  • B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
  • C. Tác dụng phát sáng của dòng điện.
  • D. Tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 16: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?

  • A. Các electron của nguyên tử đồng.
  • B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
  • C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
  • D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

Câu 17: Chọn câu trả lời đúng: Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?

  • A. 2 mA
  • B. 20 mA
  • C. 200 mA
  • D. 2 A

Câu 18: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

  • A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn.
  • B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.
  • C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.
  • D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Câu 19: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là:

  • A. 32 A       
  • B. 0,32 A       
  • C. 1,6 A       
  • D. 3,2 A

Câu 20: Chọn câu sai

  • A. 1V = 1000mV
  • B. 1kV = 1000mV
  • C. 1mV = 0,001V
  • D. 1000V = 1kV

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác