Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương:

  • A. Vuông góc với dòng điện
  • B. Vuông góc với cảm ứng từ
  • C. Vuông góc với cả dòng điện và cảm ứng từ
  • D. Song song với cảm ứng từ

Câu 2: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín khi:

  • A. Mạch kín chuyển động trong một từ trường đều
  • B. Từ thông qua mạch kín không đổi
  • C. Từ thông qua mạch kín biến thiên
  • D. Mạch kín đặt trong một từ trường không đổi

Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:

  • A. Electron và proton
  • B. Proton và nơtron
  • C. Electron và nơtron
  • D. Electron, proton và nơtron

Câu 4: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra TRẮC NGHIỆM chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện

  • A. theo chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
  • B. ngược với chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay.
  • C. cùng chiều với ngón tay cái choãi ra.
  • D. ngược chiều với ngón tay cái choãi ra.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
  • B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
  • C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
  • D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.

Câu 6: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vector cảm ứng từ. Dòng điện qua dây có có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-3 N. Xác định cảm ứng từ của từ trường ?

  • A. 0,08 T.
  • B. 0,06 T.
  • C. 0,05 T.
  • D. 0,1 T.

Câu 7: Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:

  • A. 32 cm.
  • B. 3,2 cm.
  • C. 16 cm.
  • D. 1,6 cm.

Câu 8: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?

  • A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
  • B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
  • C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
  • D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

  • A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
  • B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
  • C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
  • D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.
  • B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm trong từ trường về mặt tác dụng lực.
  • C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
  • D. Hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng là hiện tượng cảm ứng điện từ. 

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.
  • B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.
  • C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
  • D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.

Câu 12: Rotato của máy phát điện xoay chiều một pha là một khung dây phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng của khung trong từ trường của stato, suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong mấy vòng quay?

  • A. Một vòng quay.
  • B. Hai vòng quay.
  • C. Một nửa vòng quay.
  • D. Một phần tư vòng quay.

Câu 13: Giữa hai đầu một điện trở TRẮC NGHIỆM có một điện áp xoay chiều TRẮC NGHIỆM. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở là

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. 1,41 A.
  • D. 14,1 A.

Câu 14: Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ:

  • A. nucleon, electron 
  • B. proton, electron
  • C. neutron, electron 
  • D. proton, neutron

Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân:

  • A. Bán kính hạt nhân tỉ lệ với số nucleon
  • B. Tính chất hóa học phụ thuộc vào số khối.
  • C. Các hạt nhân đồng vị có cùng số neutron
  • D. Điện tích hạt nhân tỉ lệ với số proton

Câu 16: Nhân Uranium có 92 proton và 143 notron kí hiệu nhân là

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C.TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 17: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì

  • A. càng bền vững.
  • B. càng kém bền vững.
  • C. có năng lượng liên kết càng lớn.
  • D. có năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Câu 18:  Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị khối lượng nguyên tử. Trị số của đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng.

  • A. 1/12 khối lượng đồng vị Carbon 
  • B. 12 lần khối lượng đồng vị Carbon 
  • C. khối lượng đồng vị Carbon 
  • D. 2 lần khối lượng đồng vị Carbon 

Câu 19: Hạt nhân neon  có năng lượng liên kết riêng là 8,264 MeV/nucleon. Độ hụt khối của hạt nhân này là

  • A. 297,5 u.
  • B. 0,1597 u.
  • C. 0,3194 u.
  • D. 148,8 u.

Câu 20: Khi nói về phản ứng tổng hợp hạt nhân, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Phản ứng tổng hợp hạt nhân còn được gọi là phản ứng nhiệt hạch.
  • B. Phản ứng tổng hợp hạt nhân là sự kết hợp của hai hạt nhân có số khối trung bình thành hạt nhân có số khối lớn.
  • C. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
  • D. Phản ứng tổng hợp hạt nhân là nguồn gốc năng lượng của các ngôi sao.

Câu 21: Chọn câu sai. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:

  • A. Tính trên một cùng đơn vị khối lượng là phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
  • B. Nguyên liệu của phản ứng nhiệt hạch có nhiều trong thiên nhiên. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát.
  • C. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát hơn phản ứng phân hạch.
  • D. Năng lượng nhiệt hạch sạch hơn năng lượng phân hạch.

Câu 22: Cho phản ứng hạt nhânTRẮC NGHIỆM  , hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây?

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 23:  Khi nói về hiện tượng phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
  • B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
  • C. Chu kỳ phóng xạ phụ thuôc vào khối lượng của chất phóng xạ.
  • D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.

Câu 24: Hình 4.1 biểu diễn sự thay đổi độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ theo thời gian. Hằng số phóng xạ của chất này là

TRẮC NGHIỆM

  • A. 5 ngày.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.           

Câu 25: Hình thức sử dụng nguồn phóng xạ nào sau đây có thể gây chết người khi tiếp xúc với nguồn lâu hơn vài ngày?

  • A. Thiết bị xạ trị từ xa 
  • B. Nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh công nghiệp 
  • C. Thiết bị đo công nghiệp sử dụng nguồn có độ phóng xạ cao 
  • D. Thiết bị đo mật độ xương 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Vật lí 12 CTST ôn tập học kì 2 (Phần 5), Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài ôn tập học kì 2 (Phần 5)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác