Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Chân trời bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 12: Hiện tượng cảm ứng điện từ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, rộng. Trong trường hợp nào sau đây, từ thông qua khung dây không thay đổi ?

  • A. Khung dây chuyển động tịnh tiến với tốc độ tăng dần.
  • B. Khung dây quay quanh một đường kính của nó.
  • C. Khung dây đứng yên nhưng bị bóp méo.
  • D. Khung dây vừa chuyển động tịnh tiến, vừa bị bóp méo.

Câu 2: Đơn vị của từ thông là

  • A. Tesla (T). 
  • B. Ampe (A). 
  • C. Vêbe (Wb). 
  • D. Vôn (V).

Câu 3: Một vòng dây dẫn được đặt năm theo phương ngang trong từ trường có cảm ứng từ B, trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là đúng?

  • A. Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • B. Có độ lớn không đôi, hưởng thăng đứng lên trên.
  • C. Có độ lớn tăng dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • D. Có độ lớn giảm dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về cảm ứng điện từ?

  • A. Một khung dây quay trong từ trường sẽ tạo ra suất điện động trong khung dây dẫn đó.
  • B. Một nam châm di chuyển lại gần và ra xa ống dây dẫn sẽ tạo ra một điện áp trong ống dây dẫn đó.
  • C. Một dây dẫn có dòng điện chịu một lực khi được đặt giữa hai cực của một nam châm.
  • D. Một sự chênh lệch điện thể được tạo ra trên một dây dẫn chuyển động trong từ trường

Câu 5: Từ thông có thể diễn tả

  • A. độ lớn của cảm ứng từ sinh ra bởi từ trường của một nam châm.
  • B. số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó trong từ trường.
  • C. độ mạnh, yếu của từ trường tại một điểm.
  • D. mật độ các đường sức từ của một từ trường đều.

Câu 6: Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn được gọi là gì?

  • A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Từ thông.
  • C. Lực từ.
  • D. Suất điện động cảm ứng.

Câu 7: Để tạo ra điện trường xoáy, không cần có

  • A. sự chuyển động của ống dây trong từ trường.
  • B. sự chuyển động của nam châm so với ống dây.
  • C. ống dây.
  • D. từ trường biển thiên.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian có từ thông biến thiên.
  • B. Khi có từ thông biến thiên qua cuộn dây dẫn thì luôn có dòng điện cảm ứng
  • C. Hiện tượng cảm ứng điện từ không xảy ra trong khối vật dẫn, kể cả khi có từ thông biến thiên qua khối vật dẫn đó.
  • D. Dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn kín không gây ra tác dụng nhiệt đối với cuộn dây.

Câu 9: Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?

  • A. Di chuyển một dây dẫn giữa các cực của nam châm.
  • B. Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn.
  • C. Giữ cố định một dây dẫn giữa hai cực của nam châm.
  • D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.

Câu 10: Trong sóng điện từ, từ trường có hướng

  • A. song song với hướng của điện trường.
  • B. ngược với hướng của điện trường.
  • C. vuông góc với hướng của điện trường
  • D. tạo với hướng của điện trường một góc 45°.

Câu 11: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?

(1) Độ lớn từ thông qua một mạch kín càng lớn khi số lượng đường sức từ xuyên qua mạch kín này càng nhỏ.

(2) Đơn vị của từ thông là tesla (T).

(3) Khi từ thông qua mặt giới hạn bởi một khung dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

(4) Trong hiện tượng cảm ứng điện tử, dòng điện cảm ứng sinh ra trong một khung dây dẫn kín có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua chính khung dây đó.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (2), (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (1), (4).

Câu 12: Một học sinh đo cường độ dòng điện chạy trong ống dây khi di chuyển cực bắc của thanh nam châm lại gần ống dây. Cường độ dòng điện sẽ tăng khi

  • A. sử dụng thanh nam châm mạnh hơn.
  • B. di chuyền nam châm theo hướng ngược lại.
  • C. di chuyển cuộn dây, giữ yên nam châm.
  • D. di chuyển cực nam của thanh nam châm.

Câu 13: Một sóng vô tuyến AM được phát ra và truyền đi trên mặt đất. Biết thành phần điện trường của sóng luôn vuông góc với mặt đất. Thành phần từ trường của sóng luôn có hướng

  • A. song song với mặt đất và vuông góc với phương truyền sóng.
  • B. vuông góc với mặt đất và phương truyền sóng.
  • C. song song với mặt đất và phương truyền sóng.
  • D. vuông góc với mặt đất và song song với phương truyền sóng.

Câu 14: Đặt một vòng dây có diện tích 10 cm2 trong một từ trường đều có các vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây và độ lớn 0,2 T. Từ thông qua các vòng dây có độ lớn là

  • A. 0 Wb.
  • B. 2 T/cm2.
  • C. 2.10 -4 Wb.
  • D. 0,02 T/cm2.

Câu 15: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là

  • A. 0,048 Wb.
  • B. 24 Wb.
  • C. 480 Wb.
  • D. 0 Wb.

Câu 16: Chỉ ra phát biểu sai.

  • A. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy.
  • B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian chuyển hoá lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian được gọi là điện từ trường.
  • C. Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn dao động vuông pha với nhau.
  • D. Trong sóng điện từ, phương của vectơ cường độ điện trường và phương của vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây nói đến hiện tượng cảm ứng điện từ?

  • A. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi không có chuyển động giữa dây dẫn và từ trường.
  • B. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi có sự chuyển động tương đối giữa dây dẫn và dòng điện cảm ứng.
  • C. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi không có chuyển động giữa dây dẫn và dòng điện cảm ứng.
  • D. Sự tạo ra suất điện động qua một dây dẫn khi có chuyển động tương đối giữa dây dẫn và từ trường.

Câu 18: Một dây dẫn thẳng dài 0,20 m chuyển động đều với tốc độ 3,0 m/s trong từ trường và vuông góc với cảm ứng từ có độ lớn 0,10 T. Suất điện động cảm ứng giữa hai đầu dây là

  • A. 0,5 V.
  • B. 0,06 V.
  • C. 0,05 V.
  • D. 0.04 V.

Câu 19: Một khung dây gồm 1000 vòng, mỗi vòng có diện tích là 80 cm². Khung dây được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ là 0,8 T. Quay khung dây quanh trục quay vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì trong khung dây xuất hiện suất điện động cảm ứng trung bình có độ lớn 6,4 V. Sau khoảng thời gian 1 s tính từ lúc khung dây bắt đầu quay, góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây có thể nhận giá trị nào dưới đây?

  • A. 90°.
  • B. 0°.
  • C. 30°.
  • D. 45°.

Câu 20: Một khung dây dẫn kín có 500 vòng được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,4 T. Diện tích mỗi vòng dây là 50 cm². Cho khung dây quay đều quanh trục vuông góc với vectơ cảm ứng từ với tốc độ góc là 3 rad/s. Nối khung dây với tụ điện thì tụ điện tích được một lượng điện tích là 3 µC. Giả sử điện trở của khung dây là không đáng kể và ban đầu vectơ cảm ứng từ cùng phương cùng chiều với vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây, điện dung của tụ điện có giá trị là bao nhiêu?

  • A. 3 F.
  • Β. 3 μF.

  • C. 6 F.
  • D. 6 µF.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác