Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 12 Chân trời bài 1: Sự chuyển thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 Chân trời sáng tạo bài 1: Sự chuyển thể có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?

  • A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng 
  • B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi 
  • C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng 
  • D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì 

Câu 2: Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định. 
  • B. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa.
  • C. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng.
  • D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực. 

Câu 3: Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như hình. Tại thời điểm B chất đó ở thể gì?

  • A. thể rắn
  • B. thể rắn lẫn thể lỏng
  • C. thể lỏng
  • D. thể lỏng lẫn thể khí

Câu 4: Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như hình. Nhiệt độ nóng chảy của chất đó là bao nhiêu?

  • A. 17 °C
  • B. 115 °C
  • C. 8 °C
  • D. 49 °C

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?

  • A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
  • B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
  • C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
  • D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.

Câu 6: Vào mùa hè, nước trong hồ thường lạnh hơn không khí. Ví dụ, nước trong hồ bơi có thể ở 22 °C trong khi nhiệt độ không khí là 25 °C. Mặc dù không khí ẩm hơn nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh khi ra khỏi nước. Điều này được giải thích là do:

  • A. Nước cách nhiệt tốt hơn không khí.
  • B. Trong không khí có hơi nước.
  • C. Nước trên da bạn đã bay hơi.
  • D. Hơi nước trong không khí bị ngưng tụ trên da bạn.

Câu 7: Trong thí nghiệm đun nóng một chất, một học sinh thu được đồ thị sự thay đổi của nhiệt độ theo thời gian như hình. Nhiệt độ sôi của chất đó là bao nhiêu?

  • A. 17 °C
  • B. 115 °C
  • C. 8 °C
  • D. 49 °C

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mô hình động học phân tử đối với chất khí?

  • A. Chất khí gồm các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
  • B. Những phân tử này không có cùng khối lượng.
  • C. Các phân tử chuyên động hỗn loạn, không ngừng.
  • D. Các phân tử chuyển động nhanh, va chạm đàn hồi với nhau và với thành bình, tạo áp suất lên thành bình.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

a) Một chất lỏng ở bất cứ nhiệt độ nào cũng chứa những phân tử có động năng đủ lớn để thắng lực hút của các phân tử xung quanh, thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng.

b) Muốn thành hơi, các phân tử phải sinh công để thắng lực hút giữa các phân tử còn lại có xu hướng kéo chúng trở lại chất lỏng.

c) Hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự ngưng tụ.

d) Đồng thời với sự bay hơi còn xảy ra hiện tượng ngưng tụ, một số phân tử hơi ở gần mặt thoáng đi ngược trở lại vào trong lòng chất lỏng.

e) Khác với sự bay hơi, sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chỉ trong lòng chất lỏng.

Các phát biểu đúng là:

  • A. a, b, d.
  • B. c, d, e.
  • C. a, b, c.
  • D. b, d, e.

Câu 10: Một học sinh luộc khoai tây để nấu súp. Học sinh này cho 0,500 kg khoai tây vào nồi nước. Trong quá trình nấu, nhiệt độ của khoai tây tăng từ 20,0 °C đến 100,0 °C. Biết nhiệt dung riêng của khoai tây là 3,40.103 J/kg.K. Độ biến thiên năng lượng nhiệt của khoai tây là bao nhiêu?

  • A. 1,70.105 J
  • B. 1,40.105 J
  • C. 1,36.105 J
  • D. 2,72.106 J

Câu 11: Sau khi đã nấu xong, bạn học sinh cho khoai tây vào máy xay thực phẩm. Máy xay có một động cơ làm quay lưỡi dao để cắt khoai tây. Công suất toàn phần của động cơ là 5,00.102 W. Công suất có ích của động cơ là 3,00.102 W. Tính hiệu suất của động cơ của máy xay thực phẩm.

  • A. 80%
  • B. 40%
  • C. 30%
  • D. 60%

Câu 12: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg.

  • A. Q = 214689 J
  • B. Q = 1805400 J
  • C. Q = 1804500 J
  • D. Q = 218450 J

Câu 13: Tính chất của phân tử chất ở thể khí? 

  • A. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. 
  • B. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng. 
  • C. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng di chuyển được. 
  • D. Chuyển động chậm lại khi nhiệt độ tăng lên

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng về tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng? 

  • A. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. 
  • B. Càng lớn nếu nhiệt độ của chất lỏng càng cao. 
  • C. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn. 
  • D. Phụ thuộc vào áp suất của khí (bay hơi) trên bề mặt chất lỏng.   

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? 

  • A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa. 
  • B. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính. 
  • C. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm. 
  • D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời xuất hiện lại sau cơn mưa

Câu 16: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi 

  • A. Nước trong cốc càng nhiều.
  • B. Nước trong cốc càng ít. 
  • C. Nước trong cốc càng nóng. 
  • D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 17: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C  chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

  • A. Q = 34125kJ
  • B. Q = 26513kJ
  • C. Q = 22890kJ
  • D. Q = 26135kJ

Câu 18: Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1 atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để có m’ = 100 g nước hóa thành hơi là

  • A. 690 kJ.
  • B. 230 kJ.
  • C. 460 kJ.
  • D. 320 kJ.

Câu 19: Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 273 K.

  • A. Thiếc
  • B. Nước đá.
  • C. Chì.
  • D. Nhôm

Câu 20: Thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy là −39 °C và nhiệt sôi là 357°C. Khi trong phòng có nhiệt độ là 30°C thì thủy ngân 

  • A. chỉ tồn tại ở thể lỏng. 
  • B. chỉ tồn tại ở thể rắn. 
  • C. tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi. 
  • D. tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác