Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Nội dung chính trong bài:


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là sự chuyển thể từ rắn sang lỏng?

  • A. Nước đóng băng
  • B. Băng tan thành nước
  • C. Nước sôi thành hơi
  • D. Hơi nước ngưng tụ

Câu 2: Nội năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Khối lượng và vận tốc của vật
  • B. Nhiệt độ và trạng thái của vật
  • C. Lực tác dụng lên vật
  • D. Độ cứng của vật

Câu 3: Theo thuyết động học phân tử, chất khí được cấu tạo từ:

  • A. Các nguyên tử hoặc phân tử chuyển động hỗn loạn.
  • B. Các hạt đứng yên tại chỗ.
  • C. Các hạt có kích thước lớn và liên kết chặt chẽ.
  • D. Các hạt mang điện tích.

Câu 4: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là gì?

  • A. Sự ngưng kết.
  • B. Sự thăng hoa.
  • C. Sự đông đặc. 
  • D. Sự nóng chảy.

Câu 5: Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử ở các thể khác nhau. Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử. Hình 1.1 mô tả chuyển động phân tử tương ứng với thể rắn, lỏng và thể khí lần lượt là: 

TRẮC NGHIỆM

  • A. a), b), c). 
  • B. b), c), a).
  • C. c), b), a).
  • D. b), a), c).

Câu 6: Trong công nghiệp, người ta có thể tạo ra các sản phẩm đúc kim loại bằng cách nấu chảy kim loại đổ vào khuôn. Trong quá trình này, kim loại đã xảy ra hình thức chuyển thể nào?

  • A. Đông đặc.
  • B. Ngưng kết.
  • C. Thăng hoa.
  • D. Nóng chảy.

Câu 7: Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết theo thang nhiệt độ Celsius là?

  • A. 1000C
  • B. 00C
  • C. 273K
  • D. 373K

Câu 8: Nhiệt kế điện trở được xác định bằng cách nào? 

  • A. Thông qua hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn 
  • B. Thông qua hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng 
  • C. Thông qua biểu thức sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ 
  • D. Thông qua cảm biến hòng ngoại 

Câu 9: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ 19°C đến 28°C.  Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin? 

  • A. Nhiệt độ từ 219 K đến 328 K.
  • B. Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K. 
  • C. Nhiệt độ từ 229 K đến 310 K. 
  • D. Nhiệt độ từ 291 K đến 382 K. 

Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học ?

  • A. ∆U = A + Q.
  • B. ∆U = Q.
  • C. ∆U = A.
  • D. A + Q = 0.

Câu 11: Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận nào sau đây là đúng.

  • A.Nội năng của khí tăng 80J.
  • B.Nội năng của khí tăng 120J.
  • C.Nội năng của khí giảm 80J.
  • D. Nội năng của khí giảm 120J.

Câu 12: Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

  • A. 500 J.
  • B. 3 500 J.
  • C. – 3 500 J.
  • D. – 500 J.

Câu 13: Tốc độ chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

  • A. Khối lượng của vật.
  • B. Nhiệt độ của vật.
  • C. Thể tích của vật.
  • D. Trọng lượng riêng của vật.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? Khi nhiệt độ tăng thì

  • A. chuyển động Brown diễn ra nhanh hơn.
  • B. hiện tượng khuếch tán diễn ra nhanh hơn.
  • C. tốc độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử tăng lên.
  • D. khối lượng phân tử, nguyên tử cấu tạo các chất tăng lên.

Câu 15: Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân tử nước

  • A. trong cốc (2) lớn hơn cốc (1)        .                 
  • B. trong cốc (2) nhỏ hơn cốc (1).
  • C. trong hai cốc bằng nhau.                       
  • D. không phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu 16: Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình A 
  • B. Hình B 
  • C. Hình C 
  • D. Hình D 

Câu 17: Hình 30.1 biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:

  • A. V1 > V2.
  • B. V1 < V2
  • C. V1 = V2.
  • D. V1 ≥ V2.

Câu 18:  Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối là

  • A. 4 lít.
  • B. 8 lít.
  • C. 12 lít.
  • D. 16 lít.

Câu 19: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 1,8 lần.
  • B. 1,1 lần.
  • C. 2,8 lần.
  • D. 3,1 lần.

Câu 20: Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm3. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 1 atm, g = 10 m/s2.

  • A. 6 atm.
  • B.1,8 atm.
  • C. 2,0 atm.
  • D. 1,5 atm. 

Câu 21: Biểu thức chất khí tác dụng lên thành bình là: 

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 22: Tính áp suất mà các phân tử khí tác dụng lên thành bình nếu khối lượng của khí là 15,0 g, thể tích là 200,0 l. Biết khối lượng mol của khí là 29,0 g/mol, động năng trung bình của phân tử khí là 2,43.10-21 J.

  • A. 1,50.105 Pa. 
  • B. 2,50.103 Pa.
  • C. 2,50.105 Pa.
  • D. 1,68.105 Pa.

Câu 23:  Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một điện tích đứng yên tạo ra một điện trường trong không gian xung quanh nó.
  • B. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích đứng yên trong nó.
  • C. Một luồng điện tích tạo ra một từ trường trong không gian xung quanh nó.
  • D. Từ trường tác dụng lực từ lên dòng điện ở trong nó.

Câu 24: Chọn câu sai?

  • A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
  • B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.
  • C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
  • D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường

Câu 25: Chiều đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như hình

TRẮC NGHIỆM

Tên các từ cực của nam châm chữ U là:

  • A. Đầu 1 là cực âm, đầu 2 là cực dương
  • B. Đầu 1 là cực dương, đầu 2 là cực âm
  • C. Đầu 1 là cực Bắc, đầu 2 là cực Nam
  • D. Đầu 1 là cực Nam, đầu 2 là cực Bắc

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Vật lí 12 CTST ôn tập học kì 1 (Phần 5), Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài ôn tập học kì 1 (Phần 5)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác