Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 12 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệt độ 300 K tương ứng với bao nhiêu độ Celsius?

  • A. 27°C
  • B. 100°C
  • C. 0°C
  • D. -273°C

Câu 2: Định luật 1 của nhiệt động lực học phát biểu rằng:

  • A. Nội năng không thay đổi khi vật ở trạng thái cân bằng.
  • B. Độ biến thiên nội năng bằng công thực hiện cộng nhiệt lượng truyền vào.
  • C. Công thực hiện luôn lớn hơn nhiệt lượng truyền vào.
  • D. Nhiệt lượng truyền vào luôn nhỏ hơn nội năng.

Câu 3: Trong phương trình trạng thái PV=nRT, đại lượng R là gì?

  • A. Hằng số nhiệt độ
  • B. Hằng số khí lý tưởng
  • C. Hằng số áp suất
  • D. Hằng số thể tích

Câu 4: Lực tương tác giữa các phân tử là

  • A. lực đẩy.
  • B. lực hút.
  • C. lực hút và lực đẩy.
  • D. lực kéo.

Câu 5: Ngưng kết và thăng hoa là quá trình chuyển thể giữa 

  • A. chất lỏng và chất khí.
  • B. chất lỏng và chất rắn.
  • C. chất khí và chất rắn.
  • D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 6: Bạn Lan muốn đun sôi 2 kg nước bằng bếp gas nhưng do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 kg nước trong ấm do sơ suất là

  • A. 4,6.106 J.
  • B. 2,3.103 J.
  • C. 2,3.106 J.
  • D. 4,6.103 J.

Câu 7: Nhiệt độ là khái niệm dùng để

  • A.xác định mức độ nóng, lạnh của một vật.
  • B.xác định mức độ cứng, dẻo của một vật.
  • C.xác định mức độ nặng, nhẹ của một vật.
  • D.xác định mức độ nhanh, chậm của một vật.

Câu 8: Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

  • A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
  • B. Sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ 
  • C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
  • D. Sự cảm biến hồng ngoại 

Câu 9: Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào?

  • A. Nhiệt kế rượu
  • B. Nhiệt kế nước
  • C. Nhiệt kế y tế
  • D. Nhiệt kế điện trở 

Câu 10: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây?

  • A. Q < 0 và A > 0.
  • B. Q > 0 và A > 0.
  • C. Q > 0 và A < 0.
  • D. Q < 0 và A < 0.

Câu 11: Nội năng của khối khí tăng 10J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30J. Khi đó khối khí đã

  • A. sinh công là 40J.
  • B. nhận công là 20J.
  • C. thực hiện công là 20J.
  • D. nhận công là 40J.

Câu 12: Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết cAl = 880 J/kg.K, cnước = cn = 4190 J/kg.K.

  • A. 20°C
  • B. 5,1°C
  • C. 3,5°C
  • D. 6,5°C

Câu 13: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì

  • A. số lượng phân tử tăng.
  • B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn.
  • C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn.
  • D. khoảng cách giữa các phân tử tăng.

Câu 14: Biết khối lượng của 1 mol không khí oxygen là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng của bao nhiêu mol khí oxygen?

  • A. 0,125 mol.
  • B. 0,25 mol.
  • C. 1 mol.
  • D. 2 mol.

Câu 15: Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hình A 
  • B. Hình B 
  • C. Hình C 
  • D. Hình D 

Câu 16: Hiện tượng có liên quan đến định luật Charles là

  • A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
  • B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
  • C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
  • TRẮC NGHIỆMD. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.

Câu 17: Một quả bóng đá có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Biết trước khi bơm, trong bóng có không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ không đổi trong thời gian bơm. Áp suất không khí trong quả bóng sau 20 lần bơm bằng

  • A. 5.105 Pa
  • B. 2,5.105 Pa
  • C. 2.105 Pa
  • D. 7,5.105 Pa

Câu 18: Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là: 

  • A. áp suất, thể tích, khối lượng.
  • B. áp suất, nhiệt độ, thể tích
  • C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
  • D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng

Câu 19: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. 
  • B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
  • C. Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.
  • D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phân tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.

Câu 20: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất. 
  • B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
  • C. Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.
  • D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phân tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.

Câu 21: Áp suất do phân tử khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

  • A. Nhiệt độ, khối lượng và mật độ của các phân tử khí 
  • B. Tốc độ chuyển động nhiệt, khối lượng và mật độ của các phân tử khí 
  • C. Khối lượng và mật độ của các phân tử khí và nhiệt độ
  • D. Tốc độ chuyển động nhiệt, mật độ của các phân tử khí

Câu 22: Áp suất khí không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

  • A. Kích thước phân tử.
  • B. Khối lượng phân tử.
  • C. Tốc độ chuyển động nhiệt của phân tử.
  • D. Mật độ phân tử.

Câu 23: Nhiệt độ của một khối khí để động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí đó bằng 1,0 eV. Lấy 1 eV = 1,6.10-19 J.

  • A. 7729,5 K. 
  • B. 3290,3 K.
  • C. 6192,5 K.
  • D. 2998,7 K.

Câu 24: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho

  • A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
  • B. Có độ mau thưa tùy ý.
  • C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
  • D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.

Câu 25: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

TRẮC NGHIỆM

Tên các cực từ của nam châm là

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B là cực Bắc.
  • D. A và B là cực Nam

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Vật lí 12 CTST ôn tập học kì 1 (Phần 2), Trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo bài ôn tập học kì 1 (Phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác