Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 cánh diều giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là

  • A. dao động điều hòa.
  • B. dao động tuần hoàn.
  • C. dao động.
  • D. dao động cưỡng bức.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos($\omega $t+$\varphi $). Vận tốc của vật được tính bằng công thức

  • A. v = -$\omega $Asin($\omega $t+$\varphi $)
  • B. v = -$\omega $Acos($\omega $t+$\varphi $)
  • C. v = $\omega $Asin($\omega $t+$\varphi $)
  • D. v = $\omega $Acos($\omega $t+$\varphi $)

Câu 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos($\omega $t+$\varphi $). Gọi v là vận tốc của vật. Hệ thức đúng là:

  • A. $A^{2}$= $\frac{x^{2}}{\omega ^{4}}$+$\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}$
  • B. A=$x^{2}$+$\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}$ 
  • C. $A^{2}$= $x^{2}$+$\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}$
  • D. v= -$\omega $x

Câu 4: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=10cos(10$\pi $t-$\frac{\pi }{2}$ (cm). Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm là

  • A. 2 cm.
  • B. 10 cm.
  • C. 40 cm.
  • D. 0,2 m.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa với gia tốc cực đại bằng 86,4 m/s$^{2}$ , vận tốc cực đại bằng 2,16 m/s. Tần số dao động của vật là

  • A. 40 Hz.
  • B. 6,4 Hz.
  • C. 4 Hz.
  • D. 0,15 Hz.

Câu 6: Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8 cm. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Chu kỳ dao động của vật là:

  • A. T = 0,178 s.
  • B. T = 0,057 s.
  • C. T = 222 s.           
  • D. T = 1,777 s

Câu 7: Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kỳ

  • A. T=$2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}$                       
  • B. T=$2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}$
  • C. T=$2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}$                        
  • D. T=$2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}$

Câu 8: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 40 N/m và khối lượng m = 100 g. Dao động riêng của con lắc này có tần số góc là

  • A. 400 rad/s.                      
  • B. 0,2$\pi $ rad/s.
  • C. 20 rad/s.                                
  • D. 0,1$\pi $ rad/s.

Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Cơ năng của con lắc là

  • A. tổng động năng và thế năng của nó.
  • B. hiệu động năng và thế năng của nó.
  • C. tích của động năng và thế năng của nó.
  • D. thương của động năng và thế năng của nó.

Câu 10: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số góc $\omega $. Cơ năng của con lắc là một đại lượng:

  • A. không thay đổi theo thời gian.
  • B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc $\omega $.
  • C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc 2 $\omega $.
  • D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc $\frac{\omega }{2}$.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là sai?

  • A. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi độ lớn gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
  • B. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
  • C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi tốc độ của vật đạt giá trị cực đại.
  • D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

Câu 12: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng m = 200 g dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 5 cm và tần số góc 2 $\pi $ rad/s. Thế năng của con lắc khi vật nhỏ ở vị trí biên là

  • A. 0,1 J.
  • B. 10 J.
  • C. 1 J.
  • D. 0,01 J.

Câu 13: Đối với dao động cơ tắt dần thì

  • A. khối lượng vật nặng càng lớn sự tắt dần càng nhanh.
  • B. thế năng giảm dần theo thời gian.
  • C. động năng cực đại giảm dần theo thời gian.
  • D. chu kì dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm.

Câu 14: Sự cộng hưởng cơ xảy ra khi

  • A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng.
  • B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
  • C. lực cản môi trường rất nhỏ. 
  • D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
  • B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
  • C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản của một trường càng nhỏ.
  • D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 16: Dưới tác dụng của ngoại lực F = 2cos(2 $\pi $t) (N) (trong đó t tính bằng giây) thì con lắc đơn có chiều dài nào sau đây sẽ dao động cưỡng bức với biên độ lớn nhất?

  • A. 100 cm.
  • B. 64 cm.
  • C. 16 cm.
  • D. 25 cm.

Câu 17: Một con lắc lò xo có chu kì dao động riêng $T_{0}$ = 1 s. Tác dụng các lực cưỡng bức biến đổi tuần hoàn theo phương trùng với trục của lò xo. Lực cưỡng bức nào dưới dây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?

  • A. F = 3 $F_{0}$cos $\pi $t.                                       
  • B. F = $F_{0}$cos2 $\pi $t.
  • C. F = 3 $F_{0}$cos2 $\pi $t.                                       
  • D. F = 2 $F_{0}$cos $\pi $t.

Câu 18: Một con lắc lò xo có độ cứng 15 N/m và vật nặng có khối lượng 150 g. Tại thời điểm t, li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 8 cm và 60 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của dao động là

  • A. 0,25 J.
  • B. 0,675 J.
  • C. 0,5 J.
  • D. 0,075 J.

Câu 19: Chất điểm dao động điều hòa trên đoạn MN 4 = cm, với chu kì T = 2 s. Chọn gốc thời gian khi chất điểm có li độ x = −1 cm, đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động là

  • A. x=2cos($\pi $t - $\frac{2\pi }{3}$)(cm).
  • B. x=4cos($\pi $t + $\frac{\pi }{3}$)(cm).
  • C. x=2cos($\pi $t + $\frac{2\pi }{3}$)(cm).
  • D. x=2cos(4$\pi $t - $\frac{2\pi }{3}$)(cm).

Câu 20: Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào

  • A. cấu tạo của con lắc lò xo.
  • B. biên độ dao động.
  • C. năng lượng của con lắc lò xo.
  • D. cách kích thích dao động

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác