Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dao động điều hòa là:

  • A. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian.
  • B. Dao động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
  • C. Dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
  • D. Dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos($\omega $t+$\varphi $). với A > 0, ω > 0. Pha của dao động ở thời điểm t = 0 là

  • A. $\omega $.
  • B. cos($\omega $t+$\varphi $).
  • C. $\omega $t+$\varphi $..
  • D. $\varphi $.

Câu 3: Tốc độ của chất điểm dao động điều hoà cực đại khi

  • A. li độ cực đại.
  • B. gia tốc cực đại.
  • C. li độ bằng 0.
  • D. pha bằng $\frac{\pi }{4}$

Câu 4: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

  • A. 18,84 cm/s.
  • B. 20,08 cm/s.
  • C. 25,13 cm/s.
  • D. 12,56 cm/s.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

  • A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
  • B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
  • C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
  • D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 6: Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa với chu kì T. Gia tốc trọng trường g tại nơi con lắc đơn này dao động là

  • A. g=$\frac{T^{2}l}{4\pi ^{2}}$
  • B. g=$\frac{4\pi ^{2}l}{T^{2}}$
  • C. g=$\frac{4\pi l}{T}$
  • D. $\frac{\pi ^{2}l}{4T^{2}}$

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 400 g, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy $\pi ^{2}$ = 10. Dao động của con lắc có chu kì là

  • A. 0,6 s.
  • B. 0,4 s.
  • C. 0,2 s.
  • D. 0,8 s.

Câu 8: Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ dao động điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2ℓ dao động điều hòa với chu kì là

  • A. 2$\sqrt{2}$ s.
  • B. $\sqrt{2}$ s.
  • C. 2 s.
  • D. 4 s.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 2$f_{1}$. Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số $f_{2}$ bằng

  • A. $f_{1}$.
  • B. 4$f_{1}$.
  • C. 2$f_{1}$.
  • D. 0,5$f_{1}$.

Câu 10: Một con lắc gồm một lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi vật có vận tốc v thì động năng của con lắc là

  • A. $\frac{1}{2}mv^{2}$
  • B. $mv^{2}$

  • C. $\frac{1}{2}m^{2}v$

  • D. $\frac{1}{2}m\omega ^{2}A$  

Câu 11: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 0,4 kg gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 25 N/m. Tính cơ năng của con lắc khi nó dao động điều hòa với biên độ 5 cm.

  • A. 90 mJ.
  • B. 9 mJ.
  • C. 45 mJ.
  • D. 4,5 mJ.

Câu 12: Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ A. Khi chu kì tăng 4 lần thì năng lượng của vật sẽ

  • A. Tăng 16 lần.
  • B. Giảm 2 lần.
  • C. Tăng 2 lần.
  • D. Giảm 16 lần.

Câu 13: Một con lắc lò xo dao động tắt dần, nguyên nhân tắt dần của dao động này là do

  • A. kích thích ban đầu.
  • B. vật nhỏ của con lắc.
  • C. ma sát.
  • D. lò xo.

Câu 14: Một con lắc đơn đang dao động tắt dần trong không khí. Lực nào sau đây làm dao động của con lắc tắt dần?

  • A. Lực cản của không khí.
  • B. Lực căng của dây treo.
  • C. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
  • D. Trọng lực của vật.

Câu 15: Cộng hưởng cơ là hiện tượng:

  • A. lực cưỡng bức có tần số đạt giá trị cực đại.
  • B. biên độ của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại.
  • C. biên độ của dao động cưỡng bức đạt đến giá trị cực tiểu.
  • D. tần số của dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại.

Câu 16: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40 cm. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là 0,2 s. Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với tốc độ

  • A. 2 m/s.
  • B. 80 m/s.
  • C. 40 m/s.
  • D. 4 m/s.

Câu 17: Chất điểm dao động điều hòa trên đoạn MN 4 = cm, với chu kì T = 2 s. Chọn gốc thời gian khi chất điểm có li độ x = −1 cm, đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động là

  • A. x=2cos($\pi $t - $\frac{2\pi }{3}$)(cm).
  • B. x=4cos($\pi $t + $\frac{\pi }{3}$)(cm).
  • C. x=2cos($\pi $t + $\frac{2\pi }{3}$)(cm).
  • D. x=2cos(4$\pi $t - $\frac{2\pi }{3}$)(cm).

Câu 18: Tại một nơi trên mặt đất, hai con lắc đơn có chiều dài l đang dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 2,2 s. Chiều dài l bằng

  • A. 1 m.
  • B. 1,5 m.
  • C. 2,5 m.
  • D. 2 m.

Câu 19: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với phương trình x = 10cos$\omega $t (cm). Tại vị trí có li độ x = 5cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là

  • A. 1.
  • B. 2.                             
  • C. 3.                       
  • D. 4.

Câu 20: Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào dưới đây là không đúng?

  • A. Biên độ giảm dần theo thời gian.
  • B. Cơ năng dao động không thay đổi.
  • C. Tác dụng của lực cản môi trường là nguyên nhân chính làm cho dao động tắt dần.
  • D. Sự tắt dần của dao động diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ năng ban đầu của dao động và lực cản của môi trường.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác