Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Cánh diều bài 2 Sóng dọc và sóng ngang

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Sóng dọc và sóng ngang sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.                  
  • B. phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C. phương dao động và phương truyền sóng.      
  • D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 2: Sóng dọc là sóng có phương dao động

  • A. nằm ngang.                                                           
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.                 
  • D. thẳng đứng.

Câu 3: Sóng ngang là sóng có phương dao động

  • A. nằm ngang.                                                           
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.              
  • D. thẳng đứng.

Câu 4: Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình Trong khoảng thời gian 10 (s) và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 m. Coi sóng biển là sóng ngang. Tốc độ của sóng biển là

  • A. v = 2 m/s.                       
  • B. v = 4 m/s.                        
  • C. v = 6 m/s.                        
  • D. v = 8 m/s.

Câu 5: Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có li độ u = 6 cos(πt + ) cm, d đo bằng cm. Li độ của sóng tại d = 1 cm và t = 1 (s) là

  • A. u = 0 cm.                        
  • B. u = 6 cm.                         
  • C. u = 3 cm.                         
  • D. u = –6 cm.

Câu 6: Trên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng

  • A. v = 120 cm/s.                 
  • B. v = 150 cm/s.                 
  • C. v = 360 cm/s.                 
  • D. v = 150 m/s.

Câu 7: Một sóng ngang có phương trình sóng   cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng có giá trị là: 

  • A. v = 100 cm/s.                 
  • B. v = 10 m/s.                      
  • C. v = 10 cm/s.                    
  • D. v = 100 m/s.

Câu 8: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số ƒ = 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.

  • A. v = 2,8 m/s.                
  • B. v = 3 m/s.                        
  • C. v = 3,1 m/s.                    
  • D. v = 3,2 m/s.

Câu 9: Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bởi phương trình u = 0,5cos(50x – 1000t) cm, Trong đó x có đơn vị là cm. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp bao nhiêu lần tốc độ truyền sóng?

  • A. 20 lần.                             
  • B. 25 lần.                             
  • C. 50 lần.                             
  • D. 100 lần.

Câu 10: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ sóng v = 0,2 m/s, chu kỳ dao động của sóng là T = 10 s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là

  • A. 1,5 m.                              
  • B. 1 m.
  • C. 0,5 m.                              
  • D. 2 m.

Câu 11: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ v = 0,5 m/s, chu kỳ dao động là T = 10 (s). Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là

  • A. 2,5 m.                         
  • B. 20 m.                               
  • C. 1,25 m.                            
  • D. 0,05 m.

Câu 12: Một sóng ngang có phương trình sóng là  mm, Trong đó d có đơn vị là cm. Bước sóng của sóng là

  • A. λ = 10 mm.                     
  • B. λ = 5 cm.                         
  • C. λ = 1 cm.                         
  • D. λ = 10 cm.

Câu 13: Một sóng ngang có phương trình dao động cm, với d có đơn vị mét, t đơn vị giây. Chu kỳ dao động của sóng là

  • A. T = 1 (s).                         
  • B. T = 0,5 (s).                      
  • C. T = 0,05 (s).                   
  • D. T = 0,1 (s).

Câu 14: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số ƒ = 100 Hz. Trên cùng phương truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng, biết tốc độ sóng này nằm Trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.

  • A. v = 2,8 m/s.                    
  • B. v = 3 m/s.                        
  • C. v = 3,1 m/s.                    
  • D. v = 3,2 m/s.

Câu 15: Một sóng dọc truyền đi theo phương trục Ox với vận tốc 2 m/s. Phương trìnhh dao động tại O là u = sin(20πt - ) mm. Sau thời gian t = 0,725s thì một điểm M trên đường Ox, cách O một khoảng 1,3 m có trạng thái chuyển động là

  • A. từ vị trí cân bằng đi sang phải.                          
  • B. từ vị trí cân bằng đi sang trái.
  • C. từ vị trí cân bằng đi lên                                      
  • D. từ li độ cực đại đi sang trái.

Câu 16: Một sóng dừng trên một sợi dây được mô tả bởi phương trình cm, Trong đó x đo bằng cm và t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng dọc theo dây là: 

  • A. 80 cm/s.                          
  • B. 40 cm/s.                           
  • C. 60 cm/s.                          
  • D. 20 cm/s.

Câu 17: Sóng dọc truyền trên 1 sợi dây dài lí tưởng với tần số 50 Hz, vận tốc sóng là 200 cm/s, biên độ sóng là 5 cm. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm A, B. Biết A, B nằm trên sợi dây, khi chưa có sóng lần lượt cách nguồn một khoảng là 20 cm và 42 cm.

  • A. 22 cm                              
  • B. 32 cm                              
  • C. 12 cm                              
  • D. 24 cm

Câu 18: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
  • B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
  • C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
  • D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 19: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
  • B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
  • C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
  • D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 20: Sóng siêu âm không sử dụng được và các việc nào sau đây?

  • A.   Dùng để soi các bộ phận cơ thể
  • B.   Dùng để nội soi dạ dày
  • C.   Phát hiện khuyết tật trong khối kim loại
  • D.   Thăm dò: Đàn cá, đáy biển

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học:

  • A. Sóng âm truyền được trong chân không.
  • B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
  • C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
  • D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 22: Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

  • A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B. chất khí và trong lòng chất rắn.
  • C. chất rắn và trong lòng chất lỏng.
  • D. chất khí và bề mặt chất rắn.

Câu 23: Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

  • A. 4 cm.     
  • B. 12,5 cm.
  • C. 8 cm.     
  • D. 200 cm

Câu 24: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
  • B. phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C. phương dao động và phương truyền sóng.
  • D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu  25: Sóng dọc là sóng có phương dao động

  • A. nằm ngang
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.
  • D. thẳng đứng.

Câu 26: Sóng dọc là sóng cơ

  • A. chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
  • C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
  • D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 27: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Sóng dọc truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí và chân không.
  • B. Sóng ngang là sóng cơ truyền theo phương nằm ngang.
  • C. Sóng ngang truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.
  • D. Sóng dọc là sóng cơ truyền theo phương thẳng đứng.

Câu 28: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

  • A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.
  • B. phương truyền sóng và tần số sóng.
  • C. phương dao động và phương truyền sóng.
  • D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 29: Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động

  • A. nằm ngang.
  • B. trùng với phương truyền sóng.
  • C. vuông góc với phương truyền sóng.
  • D. thẳng đứng.

Câu 30: rên mặt nước có một nguồn dao động tạo ra tại điểm O một dao động điều hoà có tần số ƒ = 50 Hz. Trên mặt nước xuất hiện những sóng tròn đồng tâm O cách đều, mỗi vòng cách nhau 3 cm. Tốc độ truyền sóng ngang trên mặt nước có giá trị bằng

  • A. v = 120 cm/s.     
  • B. v = 150 cm/s.
  • C. v = 360 cm/s.     
  • D. v = 150 m/s.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

  • A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
  • B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
  • C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
  • D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

Câu 32: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

  • A. Sóng trung
  • B. Sóng ngắn
  • C. Sóng cực ngắn
  • D. Sóng dài

Câu 33: Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại

  • A. sóng dài
  • B. sóng trung
  • C. sóng ngắn
  • D. sóng cực ngắn

Câu 34: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

  • A. 1 km đến 3 km
  • B. vài trăm mét
  • C. 50 m trở lên
  • D. dưới 10 m

Câu 35: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
  • D. Đều là sóng dọc.

Câu 36: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi
  • B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
  • C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s
  • D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không

Câu 37: Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số:

  • A. sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng.
  • B. cả hai sóng đều không đổi.
  • C. sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.
  • D. cả hai sóng đều giảm.

Câu 38: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Sóng điện từ cũng giống sóng cơ và chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
  • B. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động đồng pha.
  • C. Trong chân không, các sóng điện từ truyền đi với vận tốc khác nhau.
  • D. Trong sóng điện từ thì điện trường và từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai? Sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. đều tuân theo quy luật phản xạ.
  • B. đều mang năng lượng.
  • C. đều truyền được trong chân không.
  • D. đều tuân theo quy luật giao thoa.

 Câu 40: hát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

  • A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là sóng ngang.
  • D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác