Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lý 11 Cánh diều bài 3 Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3 Nguồn điện, năng lượng điện và công suất sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết điểm bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cường độ dòng điện được đo bằng

  • A. Vôn kế     
  • B. Lực kế      
  • C. công tơ điện     
  • D.ampe kế

Câu 2: Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là

  • A. culông (C)     
  • B. vôn (V)
  • C. culong trên giây (C/s)    
  • D. jun (J)

Câu 3: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

  • A. thực hiện công của các lực lạ bên trong nguồn điện
  • B. sinh công trong mạch điện
  • C. tạo ra điện tích dương trong một giây
  • D. dự trữ điện tích của nguồn điện

Câu 4: Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

  • A. 6V     
  • B. 96V     
  • C. 12V     
  • D. 9,6V

Câu 5: Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

  • A. 10 mA     
  • B. 2,5mA     
  • C. 0,2mA    
  •  D. 0,5mA

Câu 6: Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sản ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là

  • A. 0,04J     
  • B. 29,7 J     
  • C. 25,54J     
  • D.0 ,4J

Câu 7: Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện có cường độ 3A lien tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là

  • A. 45A     
  • B.5A     
  • C.0,2A     
  • D.2A

Câu 8: Một bộ acquy có suất điện động 12V. KHi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  • A. 2A     
  • B. 28,8A     
  • C. 3A     
  • D. 0,2A

Câu 9: Công suất định mức của các dụng cụ điện là

  • A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
  • B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
  • C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
  • D. công suất trung bình của dụng cụ đó.

Câu 10: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng

  • A. 2000J.       
  • B. 5J
  • C.120kJ.
  • D. 72kJ

Câu 11: Một đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi. Khi chỉnh điện trở của nguồn là 100 Ω thì công suất của mạch là 20 W. Khi chỉnh điện trở của mạch là 50Ω thì công suất của mạch là

  • A.10W.
  • B.5W.
  • C. 40 W.
  • D. 80 W.

Câu 12: Cho một mạch điện có điện trở không đổi. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Khi dòng điện trong mạch là 4 A thì công suất tiêu thụ của mạch là

  • A. 25 W.     
  • B. 50 W.     
  • C. 200 W.   
  • D. 400 W.

Câu 13: Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là

  • A. A = U.I.t.
  • B. A=E It .  
  • C. A = I.tU .    
  • D. A = U.It .

Câu 14: Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?

  • A. 12 W.        
  • B. 18 W.        
  • C. 2 W.      
  • D. 36 W.

Câu 15: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ gì?

  • A. Vôn kế 
  • B. Ampe kế
  • C. Công tơ điện 
  • D. Oát kế.

Câu 16: Đơn vị của công suất điện là

  • A.Oát
  • B.Vôn
  • C.Ampe
  • D.Jun

Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng tiêu thụ?

  • A. kWh
  • B. V
  • C. A
  • D. Ω

Câu 18: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là

  • A. 48 kJ.         
  • B. 24 J.
  • D. 24000 kJ.    
  • D. 400 J.

Câu 19: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 12 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là

  • A. 50 C.       
  • B. 20 C.       
  • C. 20 C.         
  • D. 6 C.

Câu 20: Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là

  • A. 5,22 A.        
  • B. 5/22  A.        
  • C. 5/11 A.    
  • D. 1,21 A.

Câu 21: Chọn câu đúng. Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với

  • A. cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
  • B. bình phương cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
  • C. bình phương hiệu điện thế hai đầu dây dẫn, thời gian dòng điện chạy qua, điện trở đoạn mạch.
  • D. hiệu điện thế hai đầu dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Câu 22: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 100 Ω và cường độ dòng điện qua bếp là I = 5A. Nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng bếp trong một giờ là:

  • A. 9000 kJ
  • B. 2,5 kWh
  • C. 900 J 
  • 500 J

Câu 23: Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất P�  = 15 W và hiệu điện thế làm việc là U = 220 V. Sử dụng dụng cụ trên trong 20 phút ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ là

  • A. 5 W.      
  • B. 50 J.        
  • C. 300 J.        
  • D. 5 Wh.

Câu 24: Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

  • A. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.
  • B. Cường độ dòng điện qua vật dẫn.
  • C. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.
  • D. Điện trở của vật dẫn.

Câu 25: Một bóng đèn được thắp sáng ở hiệu điện thế U =120 V có công suất là P1. P2 là công suất của đèn khi được thắp sáng ở hiệu điện thế U = 110 V thì

  • A. P1 > P2.          
  • B. P1 = P2.
  • C. P1 < P2.          
  • D. Câu trả lời phụ thuộc vào công suất định mức của đèn.

Câu 26: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1 = 36 V và U2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau.

  • A. R1 / R2 = 2.         
  • B. R1 / R2 = 3.
  • C. R1 / R2 = 6.         
  • D. R1 / R2 = 9.

Câu 27: Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ?

  • A. Tăng gấp đôi.          
  • B. Tăng gấp bốn.
  • C. Giảm hai lần.         
  • D. Giảm bốn lần.

Câu 28: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của bóng đèn nào lớn hơn.

  • A. I1 < I2 và R1 > R2.
  • B. I1 > I2 và R1 > R2.
  • C. I1 < I2 và R1 < R2.
  • D. I1 > I2 và R1 < R2.

Câu 29: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động ?

  • A. Bóng đèn dây tóc.          
  • B. Quạt điện.
  • C. Ấm điện.          
  • D. Acquy đang được nạp điện.

Câu 30: Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

  • A. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.
  • B. Cường độ dòng điện qua vật dẫn.
  • C. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.
  • D. Điện trở của vật dẫn.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác