Lý thuyết trọng tâm vật lí 11 cánh diều bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện
Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 11 cánh diều bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. NGUỒN ĐIỆN
1. Suất điện động của nguồn điện
Để duy trì dòng điện tích dịch chuyển có hướng qua một vật dẫn, cần tạo ra và duy trì giữa hai đầu của nó một hiệu điện thế.
Trong nguồn điện, các hạt điện tích dương chuyển động từ nơi có điện thế thấp (ở cực âm) đến nơi có điện thế cao hơn (ở cực dương).
Công của nguồn điện chuyển thành năng lượng điện trong mạch.
Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr98)
Trong pin, hóa năng chuyển hóa thành điện năng. Trong bóng đèn, điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.
Kết luận
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công A do nguồn điện thực hiện làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích đó.
$\xi =\frac{A}{q}$
Đơn vị của suất điện động là vôn (V).
Nói cách khác, suất điện động được xác định bằng công của nguồn điện tích dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.
Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr98)
Từ (3.1) suy ra đơn vị của suất điện động là J/C. Ở chủ đề trước, khi đề cập đến hiệu điện thế, HS đã biết 1 V = 1 J/C. Như vậy, suất điện động có cùng đơn vị với hiệu điện thế.
3. Điện trở trong và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động $\xi $ và điện trở trong r của nó.
Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr99)
Do vôn kế có điện trở rất lớn nên dòng điện gần như bằng 0. Vì thế, số chỉ vôn kế chỉ giá trị suất điện động của pin.
Kết luận
Năng lượng của nguồn điện chuyển thành năng lượng điện tiêu thụ ở điện trở R và r. Do năng lượng bảo toàn nên ta có:
$\xi $ = U$_{R}$ + U$_{r}$
=> U$_{R}$ = $\xi $ – U$_{r}$ (IR =$\xi $ – Ir)
Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr100)
Điện trở trong của nguồn điện càng lớn thì độ giảm điện thế này càng lớn, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn càng nhỏ.
Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr100)
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện UR bằng suất điện động $\xi $ của nó khi U$_{r}$ = Ir = $\xi $ – U$_{R}$ = 0. Nghĩa là, khi không có dòng điện chạy qua nguồn hoặc điện trở trong của nguồn rất nhỏ, coi như bằng 0.
Trả lời Tìm hiểu thêm (SGK – tr100)
- Thứ nhất là cấu tạo cơ thể hợp lí.
- Thứ hai là dòng điện không đủ lâu để giết cá chình.
- Cuối cùng là khả năng đặc biệt nhất là uốn mình theo những hướng nhất định.
2. So sánh suất điện động và hiệu điện thế
Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của nguồn điện dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tạo ra bởi nguồn điện và được đo bằng công làm một đơn vị điện tích di chuyển từ điểm A đến điểm B.
Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr99)
- Giống nhau: Đều là số đo khả năng thực hiện công lên một điện tích đơn vị. Cùng có đơn vị là vôn (V).
- Khác nhau: Suất điện động đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn làm một điện tích đơn vị dịch chuyển một vòng kín. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường (sinh ra bởi nguồn điện hoặc nguyên nhân khác) làm đơn vị điện tích di chuyển một đoạn (không phải một vòng kín).
II. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
1. Năng lượng điện
Công của lực điện thực hiện trong thời gian t là
A = Uq = UIt
Khi chạy qua đoạn mạch, dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Trong quá trình đó, năng lượng điện sẽ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Trả lời Luyện tập 2 (SGK – tr101)
- Khi mạch hở, $\xi $ = 13 V
- Khi mạch kín, U$_{R}$ = 12 V, I = 3 A
- Điện trở trong của nguồn: $R=\frac{U_{r}}{I}=\frac{(\xi -U_{R})}{I}$ = 0,3 Ω
2. Công suất điện
Công suất tiêu thụ năng lượng điện P của đoạn mạch được tính bằng
$P=\frac{A}{t}=UI$
Công suất $P$ được đo bằng oát (W)
Trả lời Luyện tập 3 (SGK – tr101)
R = 15.0,20 = 3 Ω
Công suất hao phí (dưới dạng nhiệt) trên dây dẫn là:
P = UI = I$^{2}$R = 3.10$^{4}$ W
3. Công và công suất của nguồn điện
Công của nguồn điện An khi tạo ra dòng điện có cường độ I chạy trong mạch sau một khoảng thời gian t được tính bằng
A$_{n}$ = $\xi $q = $\xi $It
Công suất P$_{n}$ của nguồn điện bằng công suất tiêu thụ năng lượng điện toàn mạch
$P_{n}=\frac{A_{n}}{t}=\xi I$
Trả lời Câu hỏi 6 (SGK – tr101)
Nhiệt năng sinh ra trong khoảng thời gian t là: Q = I$^{2}$Rt
Năng lượng điện tiêu thụ được chuyển hoá thành nhiệt năng: A = P.t
Do năng lượng điện tiêu thụ được chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt nên:
Q = A => I$^{2}$Rt = P.t
Suy ra, công suất toả nhiệt: Php = I$^{2}$R
Trả lời Luyện tập 4 (SGK – tr101)
Giảm độ sáng để giảm công suất tiêu thụ, kéo theo giảm năng lượng điện tiêu thụ, làm cho thời gian sử dụng điện thoại được lâu hơn.
III. ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA PIN
Trả lời Câu hỏi 7 (SGK – tr102)
Điều chỉnh biến trở để thu được cặp giá trị hiệu điện thế và cường độ dòng điện khác nhau là (U$_{1}$; I$_{1}$) và (U$_{2}$; I$_{2}$). Sau đó ta có thể sử dụng hệ phương trình sau:
U$_{1}$ = E − I$_{1}$r
U$_{2}$ = E − I$_{2}$r
=> $r=\frac{U_{1}-U_{2}}{I_{2}-I_{1}}$ hay $r=\frac{\Delta U}{\Delta I}$
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận