Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi A, $\omega $ và $\varphi $ lần lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức li độ của vật theo thời gian t là 

  • A. x = Acos($\omega $t + $\varphi $).
  • B. x = $\omega $cos($\varphi $t + A).
  • C. x = tcos($\varphi $A + $\omega $).
  • D. x = $\varphi $cos(A $\omega $ + t)

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà với tần số bằng 4 Hz và biên độ dao động 10 cm. Độ lớn gia tốc cực đại của chất điểm bằng

  • A. 2,5 m/s $^{2}$.                      
  • B. 6,31 m/s $^{2}$.
  • C. 63,1 m/s $^{2}$.                                           
  • D. 25 m/s $^{2}$.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ và gia tốc là đúng? Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có

  • A. cùng tần số góc.                        
  • B. cùng pha ban đầu.
  • C. cùng biên độ.                                  
  • D. cùng pha.

Câu 4: Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa là v = 120cos(20t) (cm/s), với t đo bằng giây. Vào thời điểm t = T/6 (T là chu kì dao động) thì vật có li độ là

  • A. 3 cm.
  • B. -3 cm.
  • C. -$3\sqrt{3}$ cm.
  • D. $3\sqrt{3}$cm.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên viên bi luôn hướng

  • A. theo chiều chuyển động của viên bi.
  • B. về vị trí cân bằng của viên bi.
  • C. theo chiều dương quy ước.
  • D. theo chiều âm quy ước.

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 500 g, lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 80 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy $\pi ^{2}$ = 10. Dao động của con lắc có chu kì là

  • A. 0,6 s.
  • B. 0,4 s.
  • C. 0,5 s.
  • D. 0,8 s.

Câu 7: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

  • A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
  • B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
  • C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
  • D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 8: Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng con lắc đơn có chiều dài dây treo 80,00 cm. Khi cho con lắc dao động điều hòa, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20 dao động toàn phần trong thời gian 36 s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng

  • A. 9,847 m/s $^{2}$.
  • B. 9,874 m/s $^{2}$.
  • C. 9,748 m/s $^{2}$.
  • D. 9,783 m/s $^{2}$.

Câu 9: Đối với dao động điều hòa, điều gì sau đây sai?

  • A. Thời gian vật đi từ vị trí biên này sang vị trí biên kia là 0,5T.
  • B. Năng lượng dao động phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu.
  • C. Lực kéo về có giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.
  • D. Tốc độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng.

Câu 10:Chọn kết luận đúng. Năng lượng dao động của một vật dao động điều hòa:

  • A. Giảm 4/9 lần khi tần số tăng 3 lần và biên độ giảm 9 lần.
  • B. Giảm 4 lần khi biên độ giảm 2 lần và tần số tăng 2 lần.
  • C. Giảm 25/9 lần khi tần số dao động tăng 3 lần và biên độ dao động giảm 3 lần.
  • D. Tăng 16 lần khi biên độ tăng 2 lần và tần số tăng 2 lần.

Câu 11: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật qua vị trí có li độ x thì thế năng của con lắc là? 

  • A. $W_{t}$=$\frac{1}{2}kx^{2}$      
  • B. $W_{t}$=$kx^{2}$
  • C. $W_{t}$=$\frac{1}{2}kx^{2}$    
  • D. $W_{t}$=$\frac{1}{2}kx$

Câu 12: Phương trình dao động cơ điều hoà của một chất điểm, khối lượng m, là x=Acos($\omega $t+$\frac{2\pi }{3}$). Động năng của nó biến thiên theo thời gian theo phương trình:

  • A. $W_{đ}$=$\frac{mA^{2}\omega ^{2}}{4}\left [ 1+cos(2\omega t+\frac{2\pi }{3}) \right ]$
  • B. $W_{đ}$=$\frac{mA^{2}\omega ^{2}}{4}\left [ 1-cos(2\omega t+\frac{2\pi }{3}) \right ]$
  • C. $W_{đ}$=$\frac{mA^{2}\omega ^{2}}{4}\left [ 1+cos(2\omega t-\frac{4\pi }{3}) \right ]$
  • D. $W_{đ}$=$\frac{mA^{2}\omega ^{2}}{4}\left [ 1+cos(2\omega t+\frac{4\pi }{3}) \right ]$

Câu 13: Một con lắc đơn dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả cho nó dao động, người ta nhận thấy biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian. Dao động của con lắc đơn khi đó là

  • A. dao động điều hòa.
  • B. dao động cưỡng bức.
  • C. dao động duy trì.
  • D. dao động tắt dần

Câu 14: Dao động cưỡng bức là dao động của hệ

  • A. dưới tác dụng của lực quán tính.
  • B. dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
  • C. dưới tác dụng của lực đàn hồi.
  • D. trong điều kiện không có lực ma sát.

Câu 15: Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên. Năm con lắc đơn: (1), (2), (3), (4) và M (con lắc điều khiển) được treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Không kể M, con lắc dao động mạnh nhất là

c

  • A. con lắc (1).    
  • B. con lắc (2).
  • C. con lắc (3).
  • D. con lắc (4).

Câu 16: Một con lắc đơn (vật nặng khối lượng m, dây treo dài ℓ m) dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực F=$F_{0}$cos($2\pi $f+$\frac{\pi }{2}$) N. Lấy g = $\pi ^{2}$ = 10 m/s$^{2}$. Nếu tần số f của ngoại lực này thay đổi từ 0,2 Hz đến 2 Hz thì biên độ dao động của con lắc

  • A. tăng rồi giảm.
  • B. không thay đổi.
  • C. luôn giảm.
  • D. luôn tăng.

Câu 17:Một con lắc lò xo có độ cứng 15 N/m và vật nặng có khối lượng 150 g. Tại thời điểm t, li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 8 cm và 60 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của dao động là

  • A. 0,25 J.
  • B. 0,675 J.
  • C. 0,5 J.
  • D. 0,075 J.

Câu 18: Một vật nhỏ khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(20t) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật là

  • A. 32 mJ.
  • B. 16 mJ.
  • C. 64 mJ.
  • D. 28 mJ.

Câu 19: Tại một nơi trên mặt đất, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn

  • A. tăng khi khối lượng vật nặng của con lắc tăng.
  • B. không đổi khi khối lượng vật nặng của con lắc thay đổi.
  • C. không đổi khi chiều dài dây treo của con lắc thay đổi.
  • D. tăng khi chiều dài dây treo của con lắc giảm.

Câu 20: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 250 g, lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng 250 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy $\pi ^{2}$  = 10. Dao động của con lắc có tần số là

  • A. 10 Hz.
  • B. 20 Hz.
  • C. 1 Hz.
  • D. 5 Hz.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác