Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
- A. Quan sát, suy luận.
- B. Đề xuất vấn đề.
- C. Hình thành giả thuyết.
D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
Câu 2: Tốc độ trung bình là
A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
- B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- C. cho biết hướng của chuyển động.
- D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
Câu 3: Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?
- A. Khi vật chuyển động vừa đúng một đường tròn.
- B. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng.
- C. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và đổi chiều chuyển động.
D. Khi vật chuyển động trên một đường thẳng và không đổi chiều.
Câu 4: Quãng đường là một đại lượng:
- A. Vô hướng, có thể âm.
B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
- C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.
- D. Vectơ vì có hướng.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:
A. Công thức tính sai số tỉ đối là: .
- B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.
- C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
- D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc.
- B. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
- C. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng luôn là một đường thẳng nằm ngang.
D. Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng song song với trục Od.
Câu 7: Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình dưới. Đặc điểm của đồ thị này.
- A. Vật chuyển động theo một chiều.
B. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
- C. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.
- D. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 8: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
- A. 20 km/h.
- B. 12,5 km/h.
C. 10 km/h.
- D. 7,5 km/h.
Câu 9: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,0220. Số chữ số có nghĩa là
A. 4.
- B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
Câu 10: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc tổng hợp có độ lớn là 14km/h. Nước chảy với vận tốc có độ lớn là 2 km/h. Hãy tính độ lớn vận tốc của thuyền.
- A. 7 km/h.
- B. 10 km/h.
- C. 12 km/h.
D. 16 km/h
Câu 11: Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc . Vận tốc của giọt nước mưa là:
- A. 62,25 km/h.
- B. 57,73 km/h.
C. 28,87 km/h.
- D. 43,3 km/h.
Câu 12: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
- A.
- B.
- C.
D.
Câu 13: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
- A. 5 m/s.
B. 10 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. 20 m/s.
Câu 14: Một dòng sông có chiều rộng là 60m nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Một người lái đò chèo một chiếc thuyền đi trên sông với vận tốc 3m/s. Xác định vận tốc của thuyền đối với bờ khi xuôi dòng là?
A. 4 m/s
- B. 2 m/s
- C. 3,2 m/s
- D. 5 m/s
Câu 15: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi | |||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 |
0,345 | 0,346 | 0,342 | 0,343 |
Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
- A. 0,015 s.
B. 0,0015 s.
- C. 0,006 s.
- D. 0,024 s.
Câu 16: Viên bi A khối lượng gấp đôi viên bi B. Cùng lúc, từ mái nhà, bi A được thả rơi không vận tốc đầu, bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hai viên bi chạm đất cùng lúc.
- B. Viên bi A chạm đất trước.
- C. Viên vi B chạm đất trước.
- D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 17: Một ô tô đangchạy thẳng với vận tốc 40 km/h thì tăng ga. Biết rằng, sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
- A.
- B.
C.
- D.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Khi độ lớn lực phát động nhỏ hơn lực cản, vật chuyển động nhanh dần.
- B. Khi độ lớn lực phát động nhỏ hơn lực cản, vật chuyển động chậm dần.
- C. Tác dụng của hai lực cân bằng lên vật triệt tiêu nhau.
- D. Lực tổng hợp của hai lực cân bằng bằng không.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây là sai:
- A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
- C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác thì bằng nhau.
Câu 20: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
- A. vật dừng lại ngay.
- B. vật đổi hướng chuyển động.
- C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
Câu 21: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ bến và tăng tốc, sau khi đi được đoạn đường 100 m ô tô có vận tốc 36 km/h. Cho lực cản có độ lớn bằng 10% trọng lượng của xe. Biết khối lượng của xe là 1000 kg và . Tính lực phát động vào xe.
- A. 1000 N.
- B. 1200 N.
C. 1500 N.
- D. 2000 N.
Câu 22: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy . Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:
A. 0,075.
- B. 0,06.
- C. 0,02.
- D. 0,08.
Câu 23: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là
- A. 2475 kg.
B. 24750 kg.
- C. 275 kg.
- D. 2750 kg.
Câu 24: Do có khối lượng riêng khoảng nên trọng lượng của không khí gây ra áp suất lên mặt nước biển vào khoảng 101 kPa. Bề dày của khí quyển Trái Đất được ước lượng bằng
- A. 7,83 m.
B. 7,83 km.
- C. 78,3 m.
- D. 78,3 km.
Câu 25: Một chiếc tàu bị thủng một lỗ nhỏ ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước 2,2 m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 và trọng lượng riêng của nước là ?
- A. 308 N.
B. 330 N.
- C. 450 N.
- D. 485 N.
Bình luận