Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 7 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 7 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quy tắc chung viết một hàm trong Excel có dạng :

  • A. =Tên hàm( ).
  • B. =Tên hàm(danh sách đầu vào).
  • C. Cả hai dạng trên.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Trong Excel lệnh Ctrl+P có tác dụng:

  • A. In trang tính đang mở.
  • B. Xem trước khi in.
  • C. Căn lề trang tính.
  • D. Lưu lại trang tính.

Câu 3: Cho số liệu như trong bảng sau, muốn tính tổng của ô A1 và ô B1 ta gõ công thức vào cột C1 là:

TRẮC NGHIỆM

  • A. A1+B1
  • B. A1+B1=
  • C. =A1+B1
  • D. =A+B

Câu 4: Phần mềm nào là phần mềm trình chiếu:

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Thực hiện thao tác: Chọn slide → Chọn Transition là để:

  • A. Tạo hiệu ứng cho một đối tượng.
  • B. Tạo hiệu ứng chuyển trang cho các slide trong bài trình chiếu.
  • C. Đưa hình ảnh vào bài trình chiếu.
  • D. Đưa âm thanh vào bài trình chiếu.

Câu 6: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự có mấy khả năng xảy ra khi kết thúc tìm kiếm tuần tự:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, việc tìm kiếm sẽ dừng khi:

  • A. Đã tìm kiếm hết dãy.
  • B. Đã tìm thấy kết quả mong muốn hoặc phạm vi tìm kiếm chỉ còn 1 số.
  • C. Đã tìm hết nửa dãy đầu.
  • D. Đã tìm hết nửa dãy sau.

Câu 8: Sắp xếp chọn dần là:

  • A. Chọn ra những phần tử chưa sắp xếp còn lại và xếp vào đầu dãy đó.
  • B. Chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và xếp vào đầu dãy đó.
  • C. Chọn ra các phần tử dương.
  • D. Chọn ra các phần tử âm.

Câu 9: Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào:

  • A. Số phần tử của dãy.
  • B. Số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn.
  • C. Số phần tử dương của dãy.
  • D. Số các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 10: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính:

1. Nhấn Enter

2. Nhập công thức

3. Gõ dấu =

4. Chọn ô tính

  • A. 4; 3; 2; 1
  • B. 1; 3; 2; 4
  • C. 2; 4; 1; 3
  • D. 3; 4; 2; 1

Câu 11: Kết quả của công thức =MIN(2,5)+MAX(3,7) là:

  • A. 10
  • B. 9
  • C. 8
  • D. 12

Câu 12: Trong Page Setup, chúng ta chọn thẻ Margins để làm gì?

  • A. Chỉnh cỡ giấy khi in.
  • B. Chỉnh hướng giấy in.
  • C. Căn chỉnh lề đoạn văn cần in
  • D. In trang tính.

Câu 13: Khi chèn thêm một Slide vào bất cứ vị trí nào trong bài trình chiếu, khi đó:

  • A. Các trang chiếu sẽ không đánh lại số thứ tự.
  • B. Các trang trình chiếu sẽ tự động đánh lại số thứ tự từ trang chiếu đầu tiên.
  • C. Slide được thêm vào sẽ tự động nhảy xuống ở vị trí slide cuối cùng.
  • D. Slide được thêm vào sẽ tự động nhảy ở vị trí slide đầu tiên.

Câu 14: Nhóm Timing để dùng để:

  • A. Thiết lập số lần lặp của hiệu ứng.
  • B. Thiết lập các kiểu hiệu ứng.
  • C. Thiết lập thời gian cho hiệu ứng.
  • D. Thiết lập tốc độ hiệu ứng.

Câu 15: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm tuần tự?

  • A. Dãy không có thứ tự ta áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để: Không bỏ sót cho đến khi tìm thấy hoặc tìm hết dãy và không tìm thấy.
  • B. Điều kiện lặp trong bài toán tìm kiếm tuần tự là kết quả= tìm thấy.
  • C.Việc tìm kiếm tuần tự dò tìm đến phần tử cuối dãy khi tìm thấy kết quả mong muốn.
  • D. Chỉ có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự cho bài toán đã được sắp xếp.

Câu 16: Cho dãy số 0,1,2,4,6,8,9. Bài toán “Tìm số x=4 trong dãy” có số lần lặp là:

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 17: Cho dãy số 2,5,4,9,3,7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

  • A. 9,5,4,2,3,7
  • B. 9,7,5,4,3,2
  • C. 9,5,4,2,3,7
  • D. 2,5,4,9,3,7

Câu 18: Điền vào dấu …trong phát biểu sau: “Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì. Sau đó …..một vị trí để xét cặp tiếp theo, so sánh và đổi chỗ nếu cần.”

  • A. Dịch sang phải.
  • B. Dịch sang trái.
  • C. Chuyển về vị trí đầu tiên.
  • D. Chuyển đến vị trí cuối cùng.

Câu 19:  Trong bảng tính Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số không (0); Tại ô B2 gõ vào công thức =5/A2 thì nhận được kết quả?

  • A. 0
  • B. 5
  • C. #VALUE!
  • D. #DIV/0!

Câu 20: Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?

1. Nhập biểu thức số học.

2. Nhấn Enter để nhận kết quả.

3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.

4. Gõ nhập dấu bằng =

  • A. 4 – 3 – 2 – 1.
  • B. 3 – 4 – 1 – 2.
  • C. 1 – 2 – 3 – 4.
  • D. 2 – 1 – 3 – 4.

Câu 21: Công việc nào trong các công việc sau cần sự trợ giúp của phần mềm trình chiếu:

  • A. Soạn thảo một văn bản.
  • B. Tính trung bình cộng của 1 dãy số.
  • C. Xem video trên mạng.
  • D. Giới thiệu về trường của em.

Câu 22: Có một bó que tính dài ngắn khác nhau, muốn sắp xếp các que tính thành dãy từ trái qua phải theo thứ tự ngắn dần em phải làm thao tác gì?

  • A. Đổi chỗ các số.
  • B. Không cần chỗ các que tính.
  • C. Đổi chỗ các que tính.
  • D. Đổi chỗ các điểm số.

Câu 23: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?

  • A. Khi một phần tử lớn nhất dãy.
  • B. Khi đúng thứ tự mong muốn.
  • C. Khi trái thứ tự mong muốn.
  • D. Khi một phần tử nhỏ nhất dãy.

Câu 24: Trong nhóm Timing để thiết lập hiệu ứng cho tất cả các trang chiếu trong bài trình chiếu ta nháy chọn lệnh:

  • A. Apply To All
  • B. Change
  • C. After
  • D. Transition speed

Câu 25: Cho dãy số 5, 11, 18, 39, 41, 52, 63, 70. Hãy sắp xếp diễn biến từng bước tìm kiếm nhị phân để tìm kiếm x = 60 trong dãy trên.

Tìm x = 60:

TRẮC NGHIỆM

1. Kết thúc thuật toán: Không tìm thấy x có trong dãy.

2. Phạm vi tìm kiếm từ A7 đến A8. Lấy A7 có vị trị giữa dãy. Vì x < a7 nên nửa sau dãy chắc chắn không chứa x = 60, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa dãy. Như vậy, phạm vi tìm kiếm tiếp theo là dãy con một phần tử a7.

3. Phạm vi tìm kiếm từ dãy A5 đến A8. Lấy A6 có vị trí giữa dãy. Vì x > A6 nên nửa đầu dãy chắc chắn không chứa x = 60. Tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa sau của dãy. Phạm vi tìm kiếm từ A7 đến A8.

4. Phạm vi tìm kiếm từ dãy A1 đến A8. Lấy A4 là số có vị trí giữa dãy. Vì x > A4 nên nửa đầu dãy chắc chắn không chứa x = 60. Tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa sau của dãy. Phạm vi tìm kiếm từ A5 đến A8.

  • A. 2 – 1 – 3 – 4.
  • B. 1 – 2 – 3 – 4.
  • C. 4 – 3 – 2 – 1.
  • D. 3 – 2 – 1 – 4.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác