Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung của đoạn 1, văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài là:

  • A. Trái Đất có ba phần tư bề mặt là nước.
  • B. Trái Đất là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.
  • C. Trái Đất là hành tinh xanh.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Hình ảnh ngọn khói xuất hiện ở đâu trong văn bản Và tôi nhớ khói?

  • A. Trong căn bếp của mỗi nhà
  • B. Trên trong kí ức
  • C. Trong trường học
  • D. Trong trò chơi

Câu 3: Thể loại của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc? Là:

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Hồi kí
  • C. Văn bản nghị luận
  • D. Kịch

Câu 4: Từ nào sau đây không phải từ láy?

  • A. Rung rinh
  • B. Phanh phách
  • C. Điều độ
  • D. Đủng đỉnh

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?

  • A. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới.
  • B. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan.
  • C. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm.
  • D. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên.

Câu 6: Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  • A. Tre ngà có màu vàng óng
  • B. Có nhiều ao hồ để lại
  • C. Thánh Gióng bay về trời
  • D. Có làng mang tên làng Cháy

Câu 7: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi...

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 8: Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

  • A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.
  • B. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.
  • C. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.
  • D. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

Câu 9: Cây ổi đã xuất hiện từ lúc nào trong cuộc đời của Bum?

  • A. Khi mẹ mang thai Bum.
  • B. Khi Bum lên 2 tuổi.
  • C. Khi Bum đi học Tiểu học.
  • D. Khi Bum chuyển nhà đến Vũng Tàu.

Câu 10: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

  • A. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
  • B. Hai tiếng "em bé" mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  • C. Cái gọi là "khai sáng" của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
  • D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là "văn minh" ấy nữa.

Câu 11: Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

  • A. Tôn sư trọng đạo
  • B. Cần cù, sáng tạo
  • C. Kiên cường, bất khuất
  • D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 12: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

  • A. Từ đơn và từ ghép
  • B. Từ đơn và từ láy
  • C. Từ đơn
  • D. Từ ghép và từ láy

Câu 13: Từ Hán Việt “học giả” có nghĩa là gì?

  • A. Học một cách dối trá, lừa gạt
  • B. Người chuyên nghiên cứu, có tri thức khoa học sâu rộng
  • C. Người đi học
  • D. Người lớn tuổi đi học

Câu 14: Trong Tuổi thơ tôi, đâu không phải trò chơi tuổi thơ trong hồi tưởng của nhân vật tôi?

  • A. Vặt ổi
  • B. Đấu dế
  • C. Bắt dế
  • D. Vặt na

Câu 15: Đâu không phải là sự việc xảy ra với Dagny trong đoạn trích?

  • A. Bác nhạc sĩ Edvard giúp Dagny mang lẵng thông
  • B. Dagny đến nghe hòa nhạc cùng cô Magda và chú Niels
  • C. Dagny mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen
  • D. Dagny đứng dậy, chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển

Câu 16: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

  • A. Báo hiệu một sự liệt kê.
  • B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
  • C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 17: Nhân vật chính trong Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam là đối tượng nào?

  • A. Trẻ em
  • B. Người lớn
  • C. Cụ già
  • D. Trẻ sơ sinh

Câu 18: Đoạn trích Lẵng quả thông có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai phần
  • B. Ba phần
  • C. Bốn phần
  • D. Năm phần

Câu 19: Dùng dấu chấm phẩy để thay cho dấu phẩy trong câu văn sau, cho biết vì sao có thể và cần thay như vậy?

“Cốm không phải thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ.”

(Theo Thạch Lam)

  • A. Vì giữa hai vế có quan hệ tương đồng, chặt chẽ về nội dung.
  • B. Cả C và D đáp án còn lại đều đúng.
  • C. Tách ra bằng dấu chấm phẩy thì câu văn gãy gọn.
  • D. Tạo cho người đọc sự chú ý từng nội dung hơn.

Câu 20: Theo cách hiểu thứ hai, bài ca dao có chủ đề gì?

  • A. Tình cảm quê hương, đất nước
  • B. Tình yêu đôi lứa
  • C. Phê phán thói hư, tật xấu
  • D. Than thân, trách phận

Câu 21: Từ nào dưới đây không đúng chính tả?

  • A. giành giật
  • B. dư dả
  • C. dún dẩy
  • D. chỉnh chu

Câu 22: Người Chơ-ro tổ chức Lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?

  • A. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch.
  • B. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch.
  • C. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch.
  • D. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch.

Câu 23: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào.

  • A. Đặt đầu câu
  • B. Đặt cuối câu
  • C. Đặt từ "Tôi sẽ cố" đến hết câu
  • D. Đặt từ "đây là cái vườn" đến hết câu

Câu 24: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

  • A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
  • B. Ngăn cách các vế câu ghép trong câu.
  • C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.
  • D. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.

Câu 25: Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: 

“Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

  • A. Phản bác ý kiến của nhau
  • B. Đối chọi nhau
  • C. Bổ sung cho nhau
  • D. Gần gũi, tương tự nhau

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo