Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trái Đất – Mẹ của muôn loài là văn bản của:

  • A. Trịnh Xuân Thuận
  • B. Đặng Bá Tiến
  • C. Đỗ Bích Thúy
  • D. Võ Thu Hương

Câu 2: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

Trong câu văn trên, đặt dấu ngoặc kép ở đâu là hợp lí?

  • A. Đặt đầu câu
  • B. Đặt cuối câu
  • C. Đặt từ “lời nói…” đến hết câu
  • D. Đặt từ “cháu hãy...” đến hết câu

Câu 3: Đề tài của Thánh Gióng là:

  • A. Người nông dân
  • B. Người trí thức
  • C. Chống giặc ngoại xâm
  • D. Vẻ đẹp đất nước

Câu 4: Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” được hiểu như thế nào?

  • A. Có một không gian riêng của tình mẫu tử mà không ai ngoài mẹ con ta biết được
  • B. Tình mẫu tử có ở khắp nơi, chứ không riêng một nơi nào
  • C. Thế giới của tình mẫu tử là thế giới huyền bí mà không ai nhận biết hết biết
  • D. Tình mẫu tử là một thế giới thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được

Câu 5: Ở đoạn hai của văn bản “Về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”, việc tác giả nêu những ấn tượng về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?

  • A. Để làm nổi bật sự giản dị của quê hương trong bài ca dao
  • B. Để cho bài viết được dài hơn
  • C. Để làm so sánh hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam với hình ảnh quê hương trong bài ca dao, làm nổi bật sự giản dị của quê hương trong bài ca dao
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 6: Ai là tác giả của văn bản Gió lạnh đầu mùa?

  • A. Thạch Lam
  • B. Nguyễn Nhật Ánh
  • C. Thái Bá Dũng
  • D. Ô Hen-ri

Câu 7: Ở phần cuối của văn bản Lẵng quả thông, Dagny đã nói điều gì?

  • A. “Cảm ơn bác Evard vì lòng hào hiệp của bác.”
  • B. “Cảm ơn bác vì đã không quên cháu.”
  • C. “Cảm ơn bác vì bác đã cho cháu thấy cái tuyệt mĩ, mà con người thì phải sống bằng cái tuyệt mĩ ấy.”
  • D. “Đời ơi, hãy nghe đây! Ta yêu Người.”

Câu 8: Đâu là nội dung đoạn hai của văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài?

  • A. Giới thiệu về Trái Đất
  • B. Quá trình hình thành và phát triển sự sống trên Trái Đất
  • C. Những thay đổi của Trái Đất ảnh hưởng tới môi trường sống
  • D. Trái Đất ở thì tương lai

Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ “nặng” không đồng nghĩa với các từ “nặng” trong các câu khác? Khoanh vào chữ cái trước đáp án em chọn.

  • A. Con gà này nặng 3 cân.
  • B. Câu hò xa vọng, nặng tình nước non.
  • C. Tiếng này dấu ngã chứ không phải dấu nặng.
  • D. Giọng nói nghe rất nặng.

Câu 10: Theo văn bản Học thầy, học bạn, việc học tập là gì?

  • A. Học tập là việc tiếp thu, trau dồi kiến thức từ trường lớp và cuộc sống
  • B. Học tập là việc tiếp thu, học hỏi, trau dồi kiến thức từ thầy cô, bạn bè
  • C. Học tập là quá trình không ngừng nghỉ
  • D. Học tập là quá trình khổ luyện, cần phải đạt đến sự thuần thục

Câu 11: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là “linh hồn” của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  • D. Đánh dấu từ ngữ bổ sung ý nghĩa

Câu 12: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

  • A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
  • B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 13: Quê hương của chàng trai trong bài ca dao Ra đi nhớ quê nhà là gì?

  • A. Quê hương có “canh rau muống”, “cà dầm tương”, những con người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”,…
  • B. Quê hương có “con sông xanh biếc”, “nước gương trong soi tóc những hàng tre”
  • C. Quê hương “có hoa”, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,…
  • D. Quê hương có biển lúa, “cánh cò bay lả rập rờn”,…

Câu 14: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

  • A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau
  • B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau
  • C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt
  • D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 15: Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc.Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?

1. Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?

2. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.

3. Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?

4. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.

5. Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?

6. Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?

  • A. (1) – (2) – (5) – (6)
  • B. (1) – (3) – (5) – (6)
  • C. (2) – (3) – (5) – (6)
  • D. (3) – (4) – (5) – (6)

Câu 16: Văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài thuộc loại văn bản nào?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản tự sự
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản hành chính

Câu 17: Trong bốn cách chia loại từ phức sau đây, cách nào đúng?

  • A.  Từ ghép và từ láy
  • B. Từ phức và từ ghép
  • C. Từ phức và từ đơn
  • D. Từ phức và từ láy

Câu 18: Câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

  • A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
  • B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
  • C. Dùng từ vốn goi người để gọi vật.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn?

  • A. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
  • B. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  • C. Cái gọi là “khai sáng” của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
  • D. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là “văn minh” ấy nữa.

Câu 20: Người Chơ-ro theo chế độ nào?

  • A. Chế độ phụ hệ
  • B. Chế độ mẫu hệ
  • C. Từ chế độ phụ hệ chuyển sang chế độ mẫu hệ
  • D. Từ chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ

Câu 21: Việc học từ bạn có thuận lợi gì?

  • A. Cùng phản biện lại thầy
  • B. Cùng khổ luyện đến mức thuần thục các kiến thức và kĩ năng
  • C. Vì bạn bè là người học chung, giúp đỡ mình
  • D. Vì bạn bè là người cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí

Câu 22: Dòng nào dưới đây nói về tác dụng của dấu chấm phẩy?

  • A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở.
  • B. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
  • C. Đánh dấu kết thúc một câu.
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 23: Trong văn bản Tuổi thơ tôi, Lợi “làm giàu” bằng cách nào?

  • A. Đấu dế với các bạn
  • B. Ra giá nghiêm chỉnh
  • C. Uy hiếp các bạn sẽ mách thầy những việc xấu mà các bạn đã làm
  • D. Đi nhặt ve chai

Câu 24: Tại sao Bum lại mong muốn làm một cái cây?

  • A. Vì Bum thấy làm một cái cây rất có ích.
  • B. Vì Bum lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • C. Vì Bum nhớ đến những kỉ niệm bên đám bạn và người ông lúc còn nhỏ.
  • D. Vì Bum muốn chọn một mong muốn thật khác lạ.

Câu 25: Khung cảnh thiên nhiên và con người được khắc họa qua những hình ảnh nào? Em hãy sắp xếp các câu theo thứ tự thích hợp nhất để thể hiện nội dung đó?

(1) Khung cảnh thiên nhiên và con người trên bãi biển trong buổi bình minh được khắc họa thật đẹp, thật ấn tượng.

(2) Không gian khoáng đãng, rực rỡ, long lanh, màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người.

(3) Người cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận với biển khơi, kéo dài ra với cái bóng lênh khênh đổ nghiêng trên bãi cát.

(4) Hai cha con sánh bước bên nhau trên bãi cát.

(5) Người con bé bỏng nhưng tràn đầy một năng lượng của tương lai mới ở phía trước.

(6) Hình ảnh đối sánh đẹp đẽ, đáng yêu, vừa khắc họa được sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, vừa khẳng định được cả hai đang cùng hướng về một ước muốn chung, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

(7) Bóng dáng hai cha con nổi bật trên nền thiên nhiên biển cả, kì diệu thay sự nhỏ bé của con người lại lấn lướt cả khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước.

  • A. (2) – (1) – (4) – (3) – (5) – (6) – (7)
  • B. (1) – (4) – (2) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • C. (1) – (2) – (4) – (7) – (6) – (5) – (3)
  • D. (1) – (2) – (4) – (7) – (3) – (5) – (6)

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo