Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quán chợ được tác giả nhắc tới trong văn bản Tuổi thơ tôi là:
- A. Cu Đơ
- B. Trà Long
C. Đo Đo
- D. Sương mơ
Câu 2: Người Chơ-ro là lễ hội thể hiện sự biết ơn với:
A. Thần Lúa
- B. Thần Mưa
- C. Thần Gió
- D. Thần Nông
Câu 3: Con muốn làm một cái cây sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
- A. Miêu tả
- B. Nghị luận
- C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
- A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
- B. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
- C. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm
Câu 5: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.”
(Tô Hoài)
- A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
- C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Câu 6: Ai là tác giả của văn bản Lẵng quả thông?
A. Paustovsky
- B. Lev Tolstoy
- C. Pushkin
- D. Chekhov
Câu 7: Hình ảnh nào sau đây không phải hình ảnh nhân hóa?
- A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
- B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
- C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Câu 8: Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình:
- A. Quý tộc
B. Khá giả
- C. Không hạnh phúc
- D. Nghèo khổ
Câu 9: Phản ứng của Dagni khi nhận được món quà là bản nhạc cho thấy Dagni là người như thế nào?
- A. Dagni là một cô gái vô tư, trong sáng, hồn nhiên
- B. Dagni là một cô gái đa cảm, giàu lòng trắc ẩn
C. Dagni là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động
- D. Dagni là một cô gái thông minh, hiểu biết
Câu 10: Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro còn được gọi là lễ gì?
- A. Lễ Bom Chaul Chnam
- B. Lễ Khao Phansa
C. Lễ Sa Yang Va
- D. Lễ Vesak
Câu 11: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?
- A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
- B. “Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam- mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
- C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
D. Giờ ông lão trắng tay, “mất” tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.
Câu 12: Thể thơ có ý nghĩa như thế nào đối với việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?
- A. Thể hiện được ước mơ, khát vọng của người con
- B. Thể hiện được mong ước của người cha
C. Thể hiện được cả những cảm xúc sâu lắng bên trong và cả những âm vang cuộc sống bên ngoài
- D. Thể hiện được hoàn cảnh đứng trước biển của cha và con
Câu 13: Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là…
- A. Từ mượn tiếng Nga
B. Từ mượn tiếng Hán
- C. Từ mượn tiếng Anh
- D. Từ mượn tiếng Pháp
Câu 14: Từ bịu xịu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có nghĩa là gì?
- A. Từ gợi tả dáng điệu của người tỏ ra hài lòng trong bộ quần áo đẹp
- B. Vẻ mặt làm nũng, đáng yêu
C. Từ gợi tả vẻ mặt trông như sệ xuống, nặng ra lúc hờn dỗi hay lúc có gì đó thất vọng, buồn
- D. Tỏ thái độ ôn hòa sau khi có thái độ gay gắt
Câu 15: Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ nghĩa
Những thói quen tốt, cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
- A. thói quen
- B. cho dù
C. thiết lập
- D. nhạy cảm
Câu 16: Vì sao tác giả dùng dấu chấm phẩy?
“Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
(Hoài Thanh)
- A. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng nối giữa hai vế câu ghép (đều nói về tác dụng của văn chương).
- B. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng tách câu văn làm hai ý để biểu đạt hai nghĩa.
C. Việc dùng dấu chấm phẩy có tác dụng tách hai vế câu ghép riêng ra nhưng vẫn thể hiện được quan hệ gần gũi giữa nội dung hai vế (đều nói về tác dụng của văn chương).
Câu 17: Nhan đề “Những cánh buồm” mang những ý nghĩa gì?
1. Đó là cánh buồm chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.
2. Nhan đề nói về những chuyến đi xa của những ngư dân biển.
3. “Những cánh buồm” là hình tượng thể hiện cho ước mơ, khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ.
4. Nhan đề “Những cánh buồm” gợi hình ảnh những cánh buồm trắng được nhắc đến trong bài thơ.
5. “Những cánh buồm” sẽ giúp cho thế hệ sau thực hiện những mong ước, những khao khát mà thế hệ trước chưa làm được.
- A. (1) – (2) – (3) – (4)
B. (1) – (3) – (4) – (5)
- C. (1) – (3) – (5) – (4)
- D. (1) – (4) – (3) – (5)
Câu 18: Câu ca dao nào dưới đây có chủ đề về tình yêu đôi lứa?
- A. Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
B. Một chờ, hai đợi, ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm
- C. Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
- D. Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
Câu 19: Đoạn trích Lẵng quả thông trong sách giáo khoa có những nhân vật nào?
A. Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
- B. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels
- C. Nhạc sĩ Edvard Grieg, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình, Dagny
- D. Nhạc sĩ Edvard Grieg, Dagny, bà Magda, ông Niels, nhạc trưởng, nhạc công, người dẫn chương trình và các khán giả
Câu 20: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
- B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”
- C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
- D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.
Câu 21: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
Quá trình lên men đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực phục vụ … sản xuất … đời sống.
- A. trong/ cùng
- B. trong/ lẫn
C. cho/ và
- D. cho/ kèm
Câu 22: Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”
- A. Báo hiệu một sự liệt kê.
- B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 23: Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Leonardo de Vinci nhằm mục đích gì?
- A. Để người đọc thấy được Leonardo de Vinci đã khổ luyện như thế nào
- B. Để người đọc thấy được chuyện vẽ trứng là không đơn giản
- C. Để người đọc thấy được thầy Verrocchi là người thầy tài ba
D. Lấy câu chuyện làm bằng chứng, chứng minh cho việc học từ thầy là quan trọng nhất
Câu 24: Em hãy sắp xếp lại các câu theo trình tự hợp lí để thể hiện nội dung của bài thơ:
(1) Đứng trước biển, con thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá nơi chân trời tít tắp.
(2) Đó cũng chính là mơ ước thuở bé của người cha.
(3) Bài thơ viết về mơ ước của cha và con.
- A. (3) – (2) – (1)
B. (3) – (1) – (2)
- C. (1) – (2) – (3)
- D. (2) – (1) – (3)
Câu 25: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?
A. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?”
- B. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
- C. “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa.
- D. Chỉ cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận