Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Học thầy, học bạn là văn bản của:
- A. Nguyễn Nhật Ánh
- B. Hoàng Trung Thông
- C. Ta-go
D. Nguyễn Thanh Tú
Câu 2: Trong Gió lạnh đầu mùa, Sơn có tâm trạng ra sao khi chị Lan chạy về nhà lấy áo?
- A. Sơn háo hức chờ đợi
B. Trong lòng Sơn tự nhiên thấy ấm áp, vui vui
- C. Sơn thấy tự hào vì mình đã làm được một việc tốt
- D. Chị Lan về lấy áo, Sơn lại thấy hơi lo vì chưa xin phép mẹ
Câu 3: Đâu không phải là hình ảnh nhân hoá:
- A. Cây dừa sải tay bơi.
- B. Cỏ già rung tai.
- C. Kiến hành quân đầy đường.
D. Bố em đi cày về.
Câu 4: Mẹ của Hiên làm nghề gì?
- A. Bán cháo
- B. Bán hàng ngoài chợ
- C. Vú em
D. Mò cua bắt ốc
Câu 5: Trong văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài, tác giả đã gọi tên Trái Đất là gì?
- A. Hành tinh trắng
- B. Hành tinh đen
C. Hành tinh xanh
- D. Hành tinh sạch
Câu 6: Nhân hóa là gì?
A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
- B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
- C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
- D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 7: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?
- A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.
- C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Câu 8: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta-go?
- A. Ta-go là nhà thơ cổ điển của nước Anh
- B. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Anh
- C. Ta-go là nhà thơ cổ điển của Ấn Độ
D. Ta-go là nhà thơ hiện đại của Ấn Độ
Câu 9: Đâu là cách hiểu thứ nhất về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà?
A. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu
- B. Bài ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
- C. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ ẩm thực Việt Nam của người đi xa
- D. Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ cảnh lao động ở làng quê Việt Nam
Câu 10: Cho các câu dưới đây, em hãy chỉ ra đâu là câu có chứa cá từ “canh” có nét nghĩa thời gian.
1. Người về chiếc bóng năm canh.
2. Công an đang triệt phá các canh bạc.
3. Bát canh này thật ngon.
4. Họ canh đê phòng lụt.
5. Nhân viên viện y học cổ truyền đang canh thuốc.
A. (1), (2)
- B. (1), (2), (3)
- C. (1), (2), (3), (4)
- D. (2), (3), (4), (5)
Câu 11: Các từ pa-ra-bôn, in-tơ-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh
- B. Từ mượn tiếng Pháp
- C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
- D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Câu 12: Trong văn bản Học thầy, học bạn, tác giả đã đưa ra mấy ý kiến để giải quyết vấn đề học thầy hay học bạn?
A. Hai ý kiến
- B. Ba ý kiến
- C. Bốn ý kiến
- D. Năm ý kiến
Câu 13: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
A. Cái dáng “to con” của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
- B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: “Em thắp đèn lên chị nhé?”
- C. “Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8” là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
- D. Tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.
Câu 14: Những nét đặc sắc về nội dung của bài thơ trên là gì?
- A. Tái hiện bức tranh cuộc sống sinh động, chân thực
B. Tình mẫu tử thiêng liêng và triết lí sâu sắc về tình yêu cuộc sống
- C. Thể hiện ước mơ tự do, bay bổng, lãng mạn
- D. Tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp, mơ mộng, kì ảo
Câu 15: Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong Lẵng quả thông?
- A. Ông Nin-xơ
- B. Bà Mác-đa
C. Bạn trai Đa-ni
- D. Đa-ni
Câu 16: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
(Trích Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)
Trong đoạn trích trên, từ nào là từ Hán Việt?
A. Gia tài
- B. Lưỡi búa
- C. Khôn lớn
- D. Gốc đa
Câu 17: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
- A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
- B. Nói lên sự bí từ của người viết
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
- D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
Câu 18: Biểu hiện nào sau đây không cho thấy mẹ Sơn là một người có tấm lòng yêu thương?
- A. Yêu thương, chăm sóc Sơn và chị Lan
- B. Rơm rớm nước mắt khi nhớ về Duyên
- C. Cho mẹ Hiên vay tiền mua áo mới
D. Đi ăn tiệc chưa phát hiện ra việc Sơn cho Hiên áo ấm
Câu 19: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
A. Tiếng
- B. Từ
- C. Chữ cái
- D. Nguyên âm
Câu 20: Đâu là thông tin cơ bản về tác giả của truyện ngắn Con muốn làm một cái cây?
- A. Sinh năm 1920, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội, là tác giả có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.
B. Sinh năm 1983, quê ở huyện Đô Lương, Nghệ An, là tác giả của nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi.
- C. Sinh năm 1982, quê ở Hà Nội, sáng tác chủ yếu ở thể loại thơ.
- D. Sinh năm 1892, nước Nga, là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn.
Câu 21: Một truyện ngắn hay thường đặt chúng ta trước những băn khoăn, những chờ đợi để không muốn ngừng việc đọc.Từ vị trí người đọc, theo dõi các sự việc và tâm trạng nhân vật, em thấy Gió lạnh đầu mùa đã lần lượt đặt mình trước những chờ đợi như thế nào?
1. Không đòi được áo, chị em Sơn sẽ thế nào? Có bị mẹ mắng không?
2. Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước.
3. Sau khi mẹ Hiên trả áo và về, mẹ sẽ làm gì với hai chị em Sơn?
4. Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị.
5. Khi biết Sinh sẽ mách mẹ, hai chị em đi tìm Hiên đòi áo liệu có đòi được không?
6. Chị em Sơn sẽ chơi với đám trẻ nghèo như thế nào? Họ sẽ làm gì khi thấy Hiên bị rét?
A. (1) – (2) – (5) – (6)
- B. (1) – (3) – (5) – (6)
- C. (2) – (3) – (5) – (6)
- D. (3) – (4) – (5) – (6)
Câu 22: Dagny có phản ứng như thế nào khi biết mình được chúc mừng sinh nhật bằng một bản giao hưởng?
- A. Vui vẻ, cười đùa, múa cùng bài giao hưởng
- B. Ngạc nhiên, thẫn thờ, sau đó vui vẻ
- C. Bất ngờ, vui vẻ, hạnh phúc
D. Cảm thấy tức ngực, nước mắt trào lên
Câu 23: Đâu không phải là lí do khiến Trái Đất được gọi là hành tinh xanh?
- A. Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ.
B. ½ bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển.
- C. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài.
- D. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
Câu 24: Đâu là thông điệp của truyện Tuổi thơ tôi?
- A. Lên án thói ích kỷ, vụ lợi của con người.
B. Sự cảm thông, thấu hiểu, tha thứ trong cuộc sống.
- C. Không dùng cách trả đũa để cảm thấy hả hê.
- C. Yêu quý thiên nhiên.
Câu 25: Dòng nào sau đây nói đúng thông tin cơ bản về tác giả của văn bản “Về bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà”?
A. (1933 – 1998), quê ở Thanh Hóa, từng công tác tại Khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Vinh
- B. (1924 – 2003), quê ở Ninh Bình, là người sáng lập Viện Văn hóa dân gian
- C. Sinh năm 1955, quê ở Nam Định, là giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
- D. Sinh năm 1956, quê ở Nghệ An, là giảng viên Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận