Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyễn Đình Thi sinh ra ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Luông Pha Băng
  • C. Viêng Chăn
  • D. Băng Cốc

Câu 2: Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai?

Nguyễn Đình Thi vừa tham gia văn nghệ vừa tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ của Đảng.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 3: Công việc nào không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?

  • A. Sáng tác nhạc
  • B. Làm thơ
  • C. Viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình
  • D. Họa sĩ

Câu 4: Chọn khái niệm đúng về ca dao dân ca:

  • A. Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
  • B. Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
  • C. Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
  • D. Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Câu 5: Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

  • A. Thơ 5 chữ
  • B. Thơ 6 chữ
  • C. Thơ 8 chữ
  • D. Lục bát

Câu 6: Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?

  • A. 2 dòng
  • B. 3 dòng
  • C. 4 dòng
  • D. 5 dòng

Câu 7: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A. Phép đối xứng
  • B. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng
  • C. Điệp từ.
  • D. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 8: Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cô gái trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  • A. Tấm lụa đào
  • B. Bánh trôi nước
  • C. Hạt mưa sa
  • D. Chẽn lúa đòng đòng

Câu 9: Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái
  • B. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái 
  • C. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 10: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba
  • C. Ngô thứ nhất xen với ngôi thứ ba

Câu 11: Đoạn văn ghi lại cảm xúc của một bài thơ lục bát cấu trúc gồm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 12: Khi đọc đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần xác định điều gì?

  • A. Xác định vấn đề
  • B. Xác định kiểu bài
  • C. Xác định độ dài
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Khi tìm ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, em nên làm gì?

Chọn đáp án không đúng:

  • A. Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
  • B. Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng
  • C. Viết luôn các ý đã tìm thành đoạn văn hoàn chỉnh để tránh quên.
  • D. Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ

Câu 14: Phần mở đoạn của đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, cần đảm bảo các yêu cầu nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A. Mở đoạn bằng chữ viết hoa và lùi vào đầu dòng.
  • B. Trích một số từ ngữ ấn tượng trong bài thơ.
  • C. Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ
  • D. Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ

Câu 15: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát là:

  • A. Dùng ngôn ngữ nói của mình để trình bày lại bài viết cảm xúc về bài thơ lục bát mà mình đã viết trước đó.
  • B. Đọc thuộc lòng bài thơ lục bát mình  tự sáng tác.
  • C. Trình bày bài thơ lục bát trong sách giáo khoa.
  • D. Dùng lời văn để trình bày cảm xúc của mình về bài thơ lục bát.

Câu 16: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo đúng quy trình trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Trao đổi, đánh giá

Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Luyện tập và trình bày

Tìm ý, lập dàn ý

Câu 17: Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em cần trình bày như thế nào?

  • A. Giới thiệu rõ tên bài thơ
  • B. Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra cho em
  • C. Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn phù hợp với văn nói
  • D. Tất cả các đáp án

Câu 18: “Khi trình bày bài nói, em có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc của bài thơ”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19: Khi trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, em có thể tương tác với người nghe bằng cách nào?

  • A. Tương tác bằng ánh mắt
  • B. Mời người nghe nêu câu hỏi
  • C. Mời người nghe đọc lại bài của mình

Câu 20: Khi nghe trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, người nghe có thể trao đổi với người nói về những vấn đề gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A. Nêu những điểm hay trong cách trình bày và nội dung bài nói của người nói.
  • B. Nêu câu hỏi, nhận xét về những điều chưa hiểu rõ
  • C. Giải đáp thắc mắc cho người nói
  • D. Nêu quan điểm khác với người nói

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo