Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người sáng lập ra triều đại Ăng-co là
- A. Giay-a-vác-man I.
B. Giay-a-vác-man II.
- C. Giay-a-vác-man VII.
- D. Giay-a-vác-man VIII.
Câu 2: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
- A. Năm 938.
B. Năm 939.
- C. Năm 968.
- D. Năm 981.
Câu 3: Người có vai trò lớn dẫn đến sự thành lập của vương triều Trần là
A. Trần Thủ Độ.
- B. Trần Nhân Tông.
- C. Trần Hưng Đạo.
- D. Trần Thái Tông.
Câu 4: Ai là tác giả của câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
- A. Trần Khánh Dư.
- B. Trần Thủ Độ.
- C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Bình Trọng.
Câu 5: Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội Lào?
- A. Hồi giáo.
- B. Ấn Độ giáo.
C. Phật giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 6: Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
- A. Lý Nhân Tông.
B. Lý Thường Kiệt.
- C. Trần Thủ Độ.
- D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.
- B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.
- D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.
Câu 8: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 Đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
- B. 24 lộ, phủ, châu.
- C. 12 lộ, phủ, châu.
- D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 9: Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị nước nào xâm chiếm?
A. Chân Lạp.
- B. Chăm-pa.
- C. Lan Xang.
- D. Xiêm.
Câu 10: Thời kì Ăng-co ở Cam-pu-chia kết thúc bằng sự kiện nào?
- A. Vua Giay-a-cavs-man II cho xây dựng kinh đô ở phía tây bắc Biển Hồ.
B. Người Cam-pu-chia từ bỏ Ăng-co, chuyển về cư trú ở bờ nam Biển Hồ.
- C. Vua Giay-a-vác-man VII từ bỏ Hin-đu giáo, đặt niềm tin vào Phật giáo.
- D. Cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.
Câu 11: Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, đặt tên nước là
- A. Ăng-co.
- B. Sri Vi-giay-a.
C. Lan Xang.
- D. Su-khô-thay.
Câu 12: Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?
- A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
- B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
- D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.
Câu 13: Nhà Trần xây dựng và phát triển lực lượng quân đội theo chủ trương nào?
- A. Binh lính cốt đông đảo, không cần tinh nhuệ.
- B. Chỉ chú trọng xây dựng và phát triển thủy quân.
C. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
- D. Chỉ chú trọng trang bị các loại vũ khí hiện đại.
Câu 14: Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Sông nào nổi sóng bạc đầu,
Ba phen cọc gỗ đâm tàu xâm lăng?”
- A. Sông Như Nguyệt.
- B. Sông Thu Bồn.
C. Sông Bạch Đằng.
- D. Sông Bến Hải.
Câu 15: Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?
- A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.
- B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.
C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.
- D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
- A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
- B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
- C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Câu 17: Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?
- A. Cố thủ, chờ viện binh.
B. Phản công quân Minh.
- C. Xây dựng lực lượng.
- D. Tạm hòa với quân Minh.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?
- A. Chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.
- B. Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
C. Cho người dân phép tùy ý giết, mổ trâu, bò.
- D. Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
Câu 19: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Vua Chăm-pa nhường ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt.
2. Các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a được sáp nhập vào Đại Việt.
3. Vua Chế Mân cắt châu Ô, châu Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
4. Vua Lê cho lập đạo thừa tuyên Quảng Nam.
Sắp xếp theo trình tự thời gian:
A. 1-3-2-4.
- B. 1-3-4-2.
- C. 1-2-3-4.
- D. 1-4-2-3.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
- A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.
- C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
- D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
- A. Nhà Trần có kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo.
- B. Tài năng thao lược của các vua Trần cùng nhiều danh tướng.
C. Quân Mông – Nguyên số lượng ít, kí thế chiến đấu kém cỏi.
- D. Lòng yêu nước, đoàn kết toàn dân trong chống giặc ngoại xâm.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhận thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
A. Không xây dựng thành lũy kiên cố, không có tướng tài.
- B. Không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.
- C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
- D. Quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và quân đội chính quy.
Câu 23: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:
A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
- B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch
- C. Tập trung các ngành nghề thủ công
- D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa
Câu 24: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
- C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
- D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 25: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc?
- A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.
B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.
- C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.
- D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.
Bình luận