Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thời kì Ăng-co ở Cam-pu-chia kéo dài từ
A. thế kỉ IX đến thế kỉ XV.
- B. thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
- C. thế kỉ X đến thế kỉ XIII.
- D. thế kỉ VI đến thế kỉ IX.
Câu 2: Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh.
- B. Lê Hoàn.
- C. Ngô Quyền.
- D. Lý Công Uẩn.
Câu 3: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
- A. Quốc triều hình luật.
- B. Hoàng triều luật lệ.
- C. Hình luật.
D. Hình thư.
Câu 4: Đơn vị hành chính cấp địa phương của vương quốc Lan Xang là
A. mường.
- B. tỉnh.
- C. thừa tuyên.
- D. trấn.
Câu 5: Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
- A. Hoàng Việt luật lệ.
B. Quốc triều hình luật.
- C. Hoàng triều luật lệ.
- D. Luật Hồng Đức.
Câu 6: Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về
- A. Hoa Lư (Ninh Bình).
- B. Phú Xuân (Huế).
- C. Lam Kinh (Thanh Hóa).
D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 7: Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
- A. Lê Lợi.
B. Nguyễn Trãi.
- C. Lưu Nhân Chú.
- D. Nguyễn Xí.
Câu 8: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã viết ra tác phẩm nào?
- A. Binh thư yếu lược.
- B. Bình Ngô đại cáo.
C. Hịch tướng sĩ.
- D. Nam quốc sơn hà.
Câu 9: Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào?
A. Quốc triều hình luật.
- B. Luật Gia Long.
- C. Hình thư.
- D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 10: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nam trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)
- A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
- B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.
- C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
D. gần như không có dấu chân người.
Câu 11: Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh như thế nào?
- A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.
- B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.
D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.
Câu 12: Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là
A. chùa Diên Hựu.
- B. thành Tây Đô.
- C. chùa Thiên Mụ.
- D. thành Phú Xuân.
Câu 13: Nhà Lý kết thúc 216 năm tồn tại bằng sự kiện nào?
- A. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.
- B. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Lý.
- C. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Câu 14: Nguyên nhân nào khiến người Cam-pu-chia phải từ bỏ kinh đô Ăng-co (năm 1432)?
- A. Những vụ mưu sát, tranh giành địa vị trong triều đình.
- B. Dân nghèo nổi dậy chống lại triều đình phong kiến.
C. Bị người Thái tấn công và cướp phá liên tục.
- D. Bị thực dân Pháp xâm lược.
Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, quân Trần đã giành được những chiến thắng lớn ở đâu?
- A. Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Thu Vật, Thiên Trường, Tây Kết.
- B. Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng, Phù Lỗ, Bình Lệ Nguyên.
C. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Phù Ninh.
- D. Vân Đồn, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
Câu 16: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?
- A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.
B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…
- C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
- D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.
Câu 17: Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?
A. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
- B. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
- C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.
- D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.
Câu 18: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?
A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
- B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
- C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
- D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
B. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
- C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
- D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào?
A. Sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca – kể về tiền kiếp của Đức Phật.
- B. Điệu hát Lăm và điệu múa Lăm-vông truyền thống.
- C. Truyện Phu-nơ Nha-nhơ, truyện quả bầu Nậm,…
- D. Chùa Xiêng Thoong, chùa Thạt Luổng,…
Câu 21: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.
2. Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.
3. Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.
- A. 1 – 2 – 3.
- B. 2 – 3 – 1.
C. 2 – 1 – 3.
- D. 1 – 3 – 2.
Câu 22: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), chống quân Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 – 1288) có điểm chung nào?
A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.
- B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.
- C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.
- D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.
Câu 23: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là
- A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
- D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây:
“Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước”.
- A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
- B. 1) Chi Lăng 2) thua đau
C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
- D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan
Câu 25: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
- B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
- C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.
Bình luận