Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
- A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
- C. Ngô Quyền.
- D. Lý Công Uẩn.
Câu 2: Vương quốc Lan Xang đạt đến sự phát triển thịnh vượng trong thời gian từ
- A. thế kỉ XIII - XIV.
- B. thế kỉ XIV - XV.
- C. thế kỉ XV - XVI.
D. thế kỉ XVI - XVII.
Câu 3: Trong thời kì Ăng-co, từ thế kỉ X - XIII là giai đoạn
- A. mở đầu thời kì Ăng-co.
- B. khôi phục và củng cố.
C. phát triển.
- D. suy thoái.
Câu 4: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành
- A. Đại Cồ Việt.
- B. Đại Nam.
- C. Việt Nam.
D. Đại Việt.
Câu 5: Dưới thời Trần, tầng lớp nào được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các điền trang, thái ấp rộng lớn?
- A. Nông dân.
- B. Thương nhân.
- C. Thợ thủ công.
D. Quý tộc, quan lại.
Câu 6: Năm 1406 – 1406, nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại quân xâm lược nào?
- A. Tống.
- B. Nam Hán.
C. Minh.
- D. Đường.
Câu 7: Hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là
- A. Phật giáo.
- B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
- D. Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
A. Chi Lăng - Xương Giang.
- B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
- C. Tốt Động - Chúc Động.
- D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 9: Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285) của nhà Trần là
- A. Trần Thái Tông.
- B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Hưng Đạo.
- D. Trần Nhân Tông.
Câu 10: Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên diễn ra giữa Chăm-pa và 2 nước láng giềng là
- A. Phù Nam và Đại Việt.
- B. Cam-pu-chia và Thái Lan.
C. Cam-pu-chia và Đại Việt.
- D. Lan Xang và Cam-pu-chia.
Câu 11: “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
- A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
- B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.
- C. Những ưu đãi cho quân lính.
D. Gửi quân ở nhà nông.
Câu 12: Sự kiện Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh đã dẫn đến điều gì?
- A. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.
- B. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.
- C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.
D. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, thời đại nhà Trần bắt đầu.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển kinh tế của vương quốc Lan Xang?
- A. Làm nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước.
B. Đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản.
- C. Phát triển các nghề thủ công truyền thống.
- D. Trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
Câu 14: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương
A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
- B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.
- C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.
- D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co?
A. Ngoài nông nghiệp, người dân còn đánh cá, khác thác lâm sản, làm nghề thủ công.
- B. Dân cư tập trung quanh kinh đô, hình thành khu vực thịnh vượng ở bắc Biển Hồ.
- C. Những cuộc nội chiến, tranh giành địa vị giữa các phe phái trong triều đình.
- D. Lãnh thổ của vương quốc được mở rộng dưới thời Giay-a-vác-man VII.
Câu 16: Tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là
- A. Lam Sơn thực lục.
- B. Quỳnh uyển cửu ca.
- C. Lập thành toán pháp.
D. Đại thành toán pháp.
Câu 17: Khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam, người Việt đã có thái độ như thế nào với tín ngưỡng của người Chăm?
- A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.
- B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
- C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.
D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.
Câu 18: Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính của Hồ Quý Ly?
- A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
- B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
C. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
- D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.
Câu 19: “Lái buôn Thái, A-ut-thay-a và Trung Hoa thường xuyên tới Lào mua vàng và vải dệt có kẻ sọc rất đẹp, còn người Cam-pu-chia thì mua khá nhiều bông”. Đoạn tư liệu trên nói về lĩnh vực kinh tế nào của vương quốc Lan Xang?
- A. Nông nghiệp.
- B. Thủ công nghiệp.
C. Ngoại thương.
- D. Nội thương.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
- A. Cho nông dân nhận ruộng công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.
- B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Cho phép buôn bán và tùy ý giết mổ trâu, bò.
- D. Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều; khuyến khích khẩn hoang.
Câu 21: “…tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả…”. Nhân vật được nhắc đến trong tư liệu là ai?
A. Trần Thủ Độ.
- B. Trần Nhân Tông.
- C. Trần Hưng Đạo.
- D. Trần Thái Tông.
Câu 22: Công chúa nào của Đại Việt đã kết hôn với vua Chế Mân (Chăm-pa) vào năm 1306?
- A. Công chúa An Tư.
- B. Công chúa Ngọc Hân.
C. Công chúa Huyền Trân.
- D. Công chúa Ngọc Vạn.
Câu 23: Năm 1279, nhà Nguyên đã chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và ráo riết chuẩn bị lực lượng để xâm lược Đại Việt. Trước tình hình đó, nhà Trần đã
A. triệu tập hội nghị Bình Than và Diên Hồng để bàn kế sách đánh giặc.
- B. chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.
- C. cho quân tấn công sang đất nhà Nguyên để chặn trước thế mạnh của giặc.
- D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: thành Đa Bang, thành Tây Đô,…
Câu 24: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Kháng chiến chống Minh thất bại.
2. Thành Đa Bang, Đông Đô thất thủ, quân nhà Hồ rút về Tây Đô.
3. Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ.
4. 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy xâm lược nước ta.
- A. 3-2-1-4.
- B. 3-4-1-2.
- C. 3-2-4-1.
D. 3-4-2-1.
Câu 25: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
- B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
- C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.
- D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.
Bình luận