Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là
- A. Đại Việt.
- B. Đại Nam.
C. Đại Cồ Việt.
- D. Việt Nam.
Câu 2: Vị vua đã có công thống nhất các bộ tộc Lào, lập ra vương quốc Lan Xang là
- A. Xu-li-nha Vông-xa.
B. Pha Ngừm.
- C. Giay-a-vác-man II.
- D. Chậu A Nụ.
Câu 3: Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là
A. Lý Thái Tổ.
- B. Lý Thái Tông.
- C. Lý Thánh Tông.
- D. Lý Nhân Tông.
Câu 4: Lãnh thổ vương quốc Cam-pu-chia được mở rộng bao gồm vùng hạ lưu sông Mê Nam và trung lưu sông Mê Công dưới thời vua
- A. Giay-a-vác-man I.
- B. Giay-a-vác-man II.
C. Giay-a-vác-man VII.
- D. Giay-a-vác-man VIII.
Câu 5: Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là
- A. quý tộc, quan lại.
B. nông dân.
- C. thợ thủ công, thương nhân.
- D. nô tì.
Câu 6: Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
- A. Chi Lăng - Xương Giang.
- B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động.
- D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 7: Người phụ trách việc biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư là
- A. Lương Thế Vinh.
- B. Nguyễn Trãi.
- C. Lê Văn Hưu.
D. Ngô Sĩ Liên.
Câu 8: Kế sách nào đã được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Vườn không nhà trống.
- B. Tiên phát chế nhân.
- C. Vây thành, diệt viện.
- D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 9: Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
- A. Địa Lý, Ma Linh.
- B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
C. châu Ô, châu Rí.
- D. Bố Chính, châu Ô.
Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
- A. thắng lợi, buộc nhà Minh phải thần phục Đại Ngu.
- B. thắng lợi, bảo vệ được độc lập chủ quyền đất nước.
- C. thất bại, nhà Hồ buộc phải lệ thuộc vào nhà Minh.
D. thất bại, nhà Hồ sụp đổ, giặc Minh đặt ách cai trị ở nước ta.
Câu 11: Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đã
- A. lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
B. lên ngôi vua, bãi bỏ chức Tiết độ sứ.
- C. lên ngôi vua, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.
- D. chọn Hoa Lư làm kinh đô của đất nước.
Câu 12: Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để
- A. thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
- C. củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
- D. thể hiện uy quyền và tài năng trị quốc của bản thân.
Câu 13: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược năm 1258 đã diễn ra những trận đánh lớn nào?
- A. Bạch Đằng, Chương Dương, Phù Lỗ.
B. Bình Lệ Nguyên, Phù Lỗ, Đông Bộ Đầu.
- C. Thiên Mạc, Bình Lệ Nguyên, Chương Dương.
- D. Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà Trần?
A. Cho phép tự ý giết mổ trâu, bò.
- B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
- C. Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt.
- D. Đặt các chức quan nông nghiệp.
Câu 15: Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
- A. Ép các nước nhỏ hơn phải thần phục, triều cống.
B. Hòa hiếu với láng giềng nhưng cương quyết chống xâm lược.
- C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt để mở rộng lãnh thổ.
- D. “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không giao thương với quốc gia nào.
Câu 16: Giống với các triều đại Lý, Trần, để xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhà Lê sơ tiếp tục thi hành chính sách
A. “ngụ binh ư nông”.
- B. “khoan thư sức dân”.
- C. chỉ phát triển thủy quân.
- D. chỉ phát triển bộ binh.
Câu 17: Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?
- A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.
B. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
- C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.
- D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.
Câu 18: Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?
- A. Gặp nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu ở vùng núi rừng Nghệ An.
- B. Giành được nhiều chiến thắng lớn như: Tốt Động - Chúc Động,...
C. Gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn, có lúc lực lượng chỉ còn 100 người.
- D. Tiến công mạnh mẽ, triệt hạ được nhiều doanh trại của quân Minh.
Câu 19: Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt có ý nghĩa như thế nào?
A. Chứng minh sức mạnh của đất nước.
- B. Khẳng định vị thế độc lập của đất nước.
- C. Khẳng định uy quyền và tài năng của mình.
- D. Cho thấy sự lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia?
- A. Chữ Khơ-me được lưu giữ qua nhiều thế kỉ và dần thay thế cho chữ Phạn.
B. Hai công trình kiến trúc nổi bật là Ăng-co Vát và tháp Thạt Luổng.
- C. Nhiều tác phẩm văn hóa tiêu biểu như sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca,…
- D. Hai công trình kiến trúc nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.
Câu 21: Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?
- A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.
B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.
- C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.
- D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
- B. Chấn chỉnh Phật giáo.
- C. Đề cao Nho giáo thực dụng.
- D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Câu 23: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Lê Lợi xưng Bình Định vương, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
2. Hội thề Đông Quan được tổ chức. Chiến tranh chấm dứt, quân Minh rút về nước.
3. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang,
4. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.
Sắp xếp theo trình tự thời gian:
A. 1-4-3-2.
- B. 1-4-2-3.
- C. 2-3-4-1.
- D. 2-4-3-1
Câu 24:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh
- B. Sự phản bội của một số binh lính
- C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta
- D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta
Câu 25: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
A. được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
- B. được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
- C. vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
- D. được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Bình luận