Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trước khi vương quốc Lan Xang ra đời, trên lãnh thổ vương quốc có những tộc người nào sinh sống?
- A. Người Lào Thơng, người Khơ-me.
B. Người Lào Thơng, người Lào Lùm.
- C. người Thái, người Lào Lùm.
- D. người Khơ-me, người Thái.
Câu 2: Đơn vị hành chính cấp cơ sở trong bộ máy chính quyền dưới thời Đinh - Tiền Lê là
- A. phủ.
- B. huyện.
C. xã.
- D. châu.
Câu 3: Nhà Lý được thành lập năm nào?
A. Năm 1009.
- B. Năm 1010.
- C. Năm 1075.
- D. Năm 1077.
Câu 4: Thiền phái Phật giáo chính thống của Việt Nam do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập là
- A. Thảo Đường.
- B. Mật tông.
- C. Tịnh Độ tông.
D. Trúc Lâm Yên Tử.
Câu 5: Ngành kinh tế chủ yếu của vương quốc Cam-pu-chia dưới thời kì Ăng-co là
- A. thủ công nghiệp.
- B. khai thác lâm thổ sản.
C. nông nghiệp.
- D. đánh bắt cá.
Câu 6: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”?
- A. Trần Thái Tông.
B. Trần Thủ Độ.
- C. Trần Hưng Đạo.
- D. Trần Nhân Tông.
Câu 7: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
- A. Thanh Hóa tới Nghệ An.
- B. Nam Định đến Thanh Hóa.
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
- D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
Câu 8: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam ở thời kì Lê sơ là
- A. Lê Thánh Tông.
- B. Ngô Sĩ Liên.
- C. Lương Thế Vinh.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 9: Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
- B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
- C. Châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
- D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Câu 10: Khu vực đông đúc dân cư, phát triển thịnh vượng nhất của vương quốc Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co là ở đâu?
- A. Dọc biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan.
- B. Dọc theo hai bên bờ sông Mê Công.
- C. Vùng ven biển vịnh Thái Lan.
D. Xung quanh kinh đô Ăng-co.
Câu 11: Vương triều Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
- A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
- B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
- C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.
Câu 12: Dưới thời Trần, kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, với
- A. 36 phường sản xuất.
- B. 63 phường sản xuất.
C. 61 phường sản xuất.
- D. 16 phường sản xuất.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?
- A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.
- C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.
- D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 14: Thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần do nhà nước
A. hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
- B. ban hành chính sách hạn nô.
- C. quy định rõ số lượng nô tì của quan lại.
- D. quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.
Câu 15: Trước sự khủng hoảng suy yếu của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã có hành động gì?
- A. Phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra triều đại mới.
B. Treo ấn, từ quan về quê sống ẩn dật, không quan tâm thế sự.
- C. Tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ.
- D. Phế bỏ vua cũ, chọn người trong dòng họ Trần đưa lên ngôi vua.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
- A. Nền độc lập của đất nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
B. Đất nước được thống nhất, thoát ra khỏi chiến tranh loạn lạc.
- C. Khiến cho nhà Tống sợ hãi, từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta.
- D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc.
Câu 17: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?
- A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
- C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
- D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 18: Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?
- A. Yêu cầu sứ giả chuyển lại thư đầu hàng cho vua Mông Cổ.
- B. Lo ngại sức mạnh của quân địch nên vội vàng xin giảng hòa.
C. Cho bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
- D. Đuổi sứ giả về nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang?
- A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước ngoài, kiên quyết chống lại chiến tranh xâm lược.
- B. Dân cư dần dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- C. Phát triển nông nghiệp, thủ công truyền thống và buôn bán với nước ngoài.
D. Kinh đô chuyển từ Viêng Chăn về Mường Xoa (Luông Pha-bang).
Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- A. Nghề đánh cá là một ngành kinh tế quan trọng.
- B. Nghề trồng lúa vẫn tiếp tục nuôi sống cư dân Chăm và Việt di cư vào.
C. Óc Eo là trung tâm trên tuyến đường thương mại qua vùng biển Đông Nam Á.
- D. Dân cư vùng ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
Câu 21: Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:
1. Người Cam-pu-chia rời bỏ Ăng-co, chuyển dần về bờ nam Biển Hồ.
2. Giay-a-vác-man II lên ngôi vua, lập ra triều đại Ăng-co.
3. Ăng-co bị người Thái tấn công, cướp phá.
4. Giay-a-vác-man VII mở rộng lãnh thổ vương quốc.
A. 2 - 4 - 3 - 1.
- B. 4 - 3 - 2 - 1.
- C. 2 - 3 - 4 - 1.
- D. 4 - 2 - 3 - 1.
Câu 22: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La
A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.
- B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.
- C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.
- D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với Đại Việt.
- B. Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông – Nguyên.
- C. Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản.
- D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 24: Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?
- A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.
- B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.
C. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.
- D. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
A. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
- B. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc.
- C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
- D. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
Bình luận