Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp là
- A. công ty.
B. công trường thủ công.
- C. tập đoàn.
- D. xí nghiệp.
Câu 2: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. I-ta-li-a.
- B. Hà Lan.
- C. Đức.
- D. Anh.
Câu 3: Triều đại nào dưới đây ở Trung Quốc do người Mông Cổ lập ra?
- A. Đường (618 - 907).
- B. Tống (960 - 1279).
C. Nguyên (1271 - 1368).
- D. Minh (1368 - 1644).
Câu 4: Ở Trung Quốc thời phong kiến, loại hình kiến trúc cung điện phát triển, đạt được nhiều thành tựu, tiêu biểu là công trình
- A. chùa Thiên Ninh.
- B. Thập Tam lăng.
- C. chùa Thiếu Lâm.
D. Tử Cấm thành.
Câu 5: Cư dân sinh sống chủ yếu trong các thành thị trung đại Tây Âu là
- A. nông dân và binh lính.
B. thương nhân và thợ thủ công.
- C. thợ thủ công và lãnh chúa phong kiến.
- D. binh lính và nông nô.
Câu 6: Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chi thành mấy giáo phái?
A. 2 giáo phái.
- B. 3 giáo phái.
- C. 4 giáo phái.
- D. 5 giáo phái.
Câu 7: Lãnh thổ Ấn Độ hiện nay thuộc khu vực nào?
- A. Đông Nam Á.
- B. Tây Á.
- C. Tây Nam Á.
D. Nam Á.
Câu 8: Nguyên nhân nào đã khiến vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ?
- A. Vương triều Gúp-ta được khôi phục lại.
- B. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
C. Sự tấn công của bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á.
- D. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh.
Câu 9: Nhà thám hiểm nào đã thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại bằng đường biển?
- A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
- C. Ga-ma (Vasco da Gama).
D. Ma-gien-lan (Magellan).
Câu 10: Vương triều Hồi giáo Mô-gôn được thành bởi bộ phận
- A. người Ấn Độ.
- B. người Ả-rập ở Tây Á.
C. người Mông Cổ ở Trung Á.
- D. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu 11: Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nhân dân Chăm-pa thời phong kiến?
- A. Kinh đô chùa Pa-gan.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
- C. Đền Ăng-co Vát.
- D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 12: So với lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác biệt?
- A. Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- B. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.
- C. Nền kinh tế trong thành thị mang tính chất khép kín.
D. Nền kinh tế hàng hóa trong các thành thị rất phát triển.
Câu 13: Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được
A. điểm cực nam của châu Phi.
- B. bờ biển phía tây nam Ấn Độ.
- C. đảo Ma-lu-cu của In-đô-nê-xi-a.
- D. vùng đất thuộc lục địa Nam Mỹ.
Câu 14: Nội dung nào không đúng khi nói về sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Tây Âu?
- A. Các đồn điền, trang trại lớn ra đời và thuê mướn nhân công.
B. Sự phân công lao động tỉ mỉ, mỗi người chỉ làm một công đoạn.
- C. Nông dân mất đất, phải làm thuê cho các đồn điền, trang trại.
- D. Một bộ phận chủ đất dần trở thành tư sản nông nghiệp.
Câu 15: Những nhà khoa học nào đã góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất, vũ trụ và chống lại những quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa?
- A. Sếch-xpia, Bru-nô, Cô-péc-ních.
B. Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
- C. Bru-nô, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ.
- D. Đan-tê, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
Câu 16: Nội dung nào không phải là quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu (cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVI)?
- A. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.
B. Ủng hộ Giáo hội tự do buôn bán “thẻ miễn tội”.
- C. Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh.
- D. Xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Câu 17: Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh là
A. dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy.
- B. làm đồ sứ, dệt vải, đúc tiền, khảm trai.
- C. dệt vải lụa, làm giấy, đan lát, làm gốm sứ.
- D. đúc đồng, đóng thuyền, ươm tơ, chế tạo vũ khí.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh thành tựu của điêu khắc, kiến trúc, hội họa của Trung Quốc thời phong kiến?
A. Đạt đến trình độ cao nhưng phong cách còn thiếu đa dạng, độc đáo.
- B. Hội họa nổi tiếng với tranh thư pháp, họa pháp và tranh thủy mặc.
- C. Nghệ thuật điêu khắc phong phú về đề tài và chất liệu.
- D. Các công trình kiến trúc tiêu biểu như Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh...
Câu 19: Chùa hang A-gian-ta và bảo tháp San-chi là thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ trên lĩnh vực nào?
- A. Văn học.
- B. Tôn giáo.
C. Kiến trúc, điêu khắc.
- D. Nghệ thuật.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng ở Ấn Độ?
A. Trang trí bằng nhiều tranh, tượng, hoa văn.
- B. Tháp cao, mái vòm, cửa vòm.
- C. Họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ.
- D. Sân rộng.
Câu 21: Những chính sách cải cách xã hội của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?
- A. Chế độ đẳng cấp bị xóa bỏ hoàn toàn, xã hội ổn định.
- B. Xã hội Ấn Độ xuất hiện nhiều bất ổn, mâu thuẫn, rạn nứt.
C. Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người.
- D. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc trong xã hội ngày càng gay gắt.
Câu 22: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là
- A. “Những người vĩ đại”.
- B. “Những nhà khai sáng”.
- C. “Những người xuất chúng”.
D. “Những người khổng lồ”.
Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- A. Đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.
B. Củng cố sự thống trị về tinh thần của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
- C. Khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.
- D. Thay đổi nhận thức con người, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển.
Câu 24: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524 là gì?
A. Các thế lực bảo thủ đàn áp Tân giáo, gây bất ổn trong xã hội.
- B. Quý tộc phong kiến liên kết với nông dân để chống lại Giáo hội.
- C. Giáo hội phủ nhận những tư tưởng tiến bộ, cản trở sự phát triển xã hội.
- D. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.
Câu 25: So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm gì khác biệt?
- A. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
- B. Kiểm soát được toàn bộ miền Bắc và miền Nam Ấn Độ.
- C. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.
D. Là vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.
Bình luận