Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhà thám hiểm nào đã vượt qua được cực nam châu Phi và đến được Ấn Độ vào năm 1498?
- A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
C. Ga-ma (Vasco da Gama).
- D. Ma-gien-lan (Magellan).
Câu 2: Trong các thành thị Tây Âu, phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công từ khoảng thời gian nào?
- A. Thế kỉ XIV.
- B. Thế kỉ XV.
C. Thế kỉ XVI.
- D. Thế kỉ XVII.
Câu 3: Cuộc chiến tranh nông dân Đức bùng nổ vào thời gian nào?
- A. Năm 1517.
B. Năm 1524.
- C. Năm 1715.
- D. Năm 1425.
Câu 4: Hai triều đại phong kiến không phải do người Hán lập ra là
- A. Hán và Nguyên.
- B. Tống và Minh.
C. Nguyên và Thanh.
- D. Đường và Thanh.
Câu 5: Vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét do tác giả nào sáng tác?
A. W. Sếch-xpia.
- B. M. Xéc-van-téc.
- C. Đan-tê.
- D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 6: Nhà thơ hiện thực xuất sắc nhất dưới thời Đường là
A. Đỗ Phủ.
- B. Bạch Cư Dị.
- C. Lý Bạch.
- D. Tô Đông Pha.
Câu 7: Hoàng đế A-cơ-ba đã thống nhất lãnh thổ Ấn Độ thông qua con đường
- A. truyền bá văn hóa.
- B. đàm phán ngoại giao.
- C. di dân, khẩn hoang.
D. chiến tranh chinh phạt.
Câu 8: Năm 1206, những người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì đã thành lập vương triều Đê-li sau khi
- A. đánh bại vương triều Mô-gôn.
B. chiếm được miền Bắc Ấn Độ.
- C. đánh bại vương triều Gúp-ta.
- D. chiếm được miền Nam Ấn Độ.
Câu 9: Năm 320, Ấn Độ được thống nhất lại dưới thời kì của
A. vương triều Gúp-ta.
- B. vương triều Môn-gô.
- C. vương triều Hồi giáo Đê-li.
- D. vương triều Hác-sa.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về nông nô trong xã hội Tây Âu thời trung đại?
- A. Lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.
- B. Bị lãnh chúa bóc lột thông qua địa tô và thuế.
- C. Là lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa.
D. Có ruộng đất riêng, không nộp địa tô cho lãnh chúa.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI?
A. Thực dân Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.
- B. Ma-lắc-ca là vương quốc phát triển thịnh vượng ở Đông Nam Á.
- C. Các quốc gia có nền nông nghiệp trù phú như A-út-thay-a, Đại Việt…
- D. Các quốc gia mạnh về thương mại biển như Mô-giô-pa-hit, Ma-lắc-ca.
Câu 12: Sự xuất hiện của các trường đại học thể hiện vai trò gì của thành thị trung đại Tây Âu?
- A. Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
B. Mang lại không khí tự do và nhu cầu mở mang tri thức.
- C. Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- D. Góp phần xóa bỏ sự cản trở của kinh tế lãnh địa.
Câu 13: Các cuộc phát kiến địa lí nào sau đây có hành trình đi về hướng tây?
- A. Phát kiến của Đi-a-xơ và Cô-lôm-bô.
- B. Phát kiến của Ga-ma và Đi-a-xơ.
C. Phát kiến của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan.
- D. Phát kiến của Ga-ma và Ma-gien-lan.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu vào đầu thế kỉ XVI?
- A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.
- B. Xuất hiện nhiều thành thị, trường đại học.
- C. Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô.
D. Xuất hiện các công trường thủ công.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là chuyển biến quan trọng về kinh tế của Tây Âu trong thế kỉ XIII - XVI?
- A. Thành thị là những trung tâm kinh tế quan trọng.
B. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.
- C. Xưởng sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại tập trung ở thành thị.
- D. Chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng chưa có địa vị xã hội tương xứng.
Câu 16: Những đại diện tiêu biểu của phong trào cải cách tôn giáo là
A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
- B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi và Giăng Can-vanh.
- C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.
- D. Rút-xô và Vôn-te.
Câu 17: Nội dung nào sau đây diễn tả sự phát triển của thương nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường?
- A. Hình thành những khu vực sản xuất chuyên môn hóa.
- B. Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất cả nước.
- C. Nhà nước hạn chế giao thương, cấm buôn bán bằng đường biển.
D. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế.
Câu 18: Ở Trung Quốc, thể loại văn học tiểu thuyết chương hồi phát triển đến đỉnh cao dưới thời
- A. Đường – Tống.
- B. Nguyên – Minh.
C. Minh – Thanh.
- D. Tần – Hán.
Câu 19: Điều kiện tự nhiên nào đã đem đến những thuận lợi để Ấn Độ phát triển nông nghiệp?
A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ
- B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- C. Ba mặt giáp biển.
- D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.
Câu 20: Việc Vương triều Đê-li truyền bá, áp đặt đạo Hồi đã khiến cho văn hóa Ấn Độ
- A. lụi tàn, không thể phát triển.
- B. mất đi sự phong phú, đa dạng.
C. có thêm yếu tố văn hóa mới.
- D. mất đi tính bản địa truyền thống.
Câu 21: Vua A-cơ-ba đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?
- A. Quy định người không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo.
- B. Khuyến khích giới quý tộc Mông Cổ bóc lột, đàn áp người dân.
- C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo; giành nhiều đặc quyền cho người Hồi giáo.
D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở dung hòa các tôn giáo, tộc người.
Câu 22: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
- B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
- C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 23: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đã phá đảo trật tự xã hội phong kiến.
- B. Đề cao giá trị chân chính của con người.
C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.
- D. Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lý do giai cấp tư sản Tây Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến?
- A. Muốn xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao quyền tự do và giá trị con người.
- B. Muốn đấu tranh chống lại các giáo lí lỗi thời, lạc hậu của Giáo hội Thiên Chúa.
C. Muốn dung hòa quyền lợi với lực lượng phong kiến để bóc lột giai cấp vô sản.
- D. Muốn phát triển khoa học – kĩ thuật, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Câu 25:
“Một tôn giáo tiện lợi, phù hợp với giai cấp tư sản, được thể hiện rất rõ trong cách bài trí nhà thờ Tin Lành: không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng. Thậm chí, bên cạnh bục giảng của mục sư còn treo chiếc đồng hồ cát để đếm thời gian thuyết giảng”.
Tư liệu đã đề cập đến nội dung nào của cải cách tôn giáo?
- A. Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng.
- B. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
C. Không thờ tranh tượng, xây dựng một tôn giáo, đơn giản và tiết kiệm.
- D. Đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh con người sẽ được cứu rỗi.
Bình luận