Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là

  • A. Lê-nô-na đơ Vanh-xi, Xéc-van-téc.
  • B. Mi-ken-lăng-giơ, Đan-tê.
  • C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ.
  • D. Đan-tê, Xéc-van-téc.

Câu 2: Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?

  • A. Cô-péc-ních.
  • B. Mác-tin Lu-thơ.
  • C. Can-vanh.
  • D. Tô-mát Muyn-xe.

Câu 3: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là

  • A. nhà Thanh.
  • B. nhà Minh.
  • C. nhà Tống.
  • D. nhà Đường.

Câu 4: Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mỹ?

  • A. Đi-a-xơ (Dias).
  • B. Cô-lôm-bô (Columbus).
  • C. Ga-ma (Vasco da Gama).
  • D. Ma-gien-lan (Magellan).

Câu 5: Tiểu thuyết “Tây du kí” do ai sáng tác?

  • A. Tào Tuyết Cần.
  • B. Ngô Thừa Ân.
  • C. La Quán Trung.
  • D. Thi Nại Am.

Câu 6: Dưới thời Gúp-ta, tôn giáo chính của Ấn Độ là

  • A. Phật giáo.
  • B. Hồi giáo.
  • C. Hin-đu giáo.
  • D. Đạo giáo.

Câu 7: Ngành kinh tế chủ yếu ở trong lãnh địa phong kiến là

  • A. thủ công nghiệp.
  • B. thương nghiệp.
  • C. công thương nghiệp.
  • D. nông nghiệp.

Câu 8: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời kì vương triều Mô-gôn là

  • A. lăng mộ Ta-giơ Ma-han.
  • B. chùa hang A-gian-ta.
  • C. bảo tháp San-chi.
  • D. tháp Hồi giáo Ku-túp Mi-na.

Câu 9: Trong các thế kỉ X - XV, tôn giáo nào phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan, Đại Việt, Cam-pu-chia và các vương quốc nói tiếng Thái?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Nho giáo.

Câu 10: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng bị bần cùng hóa, nghèo đói và không có quyền công dân?

  • A. Thợ thủ công, người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất.
  • B. Người làm thuê, người ăn xin, nông dân mất đất, chủ xưởng.
  • C. Thợ thủ công, nông dân mất đất, chủ xưởng, thương nhân.
  • D. Người làm thuê, thợ thủ công, chủ xưởng, chủ ngân hàng.

Câu 11: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li, là

  • A. nông nghiệp.
  • B. thủ công nghiệp.
  • C. thương nghiệp.
  • D. dịch vụ.

Câu 12: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã và chế độ chiếm nô cổ đại là gì?

  • A. Những cuộc nổi dậy của nông nô.
  • B. Đế chế suy yếu, bị chia làm hai phần.
  • C. Sự xâm nhập của người Mông Cổ theo đạo Hồi.
  • D. Cuộc xâm lược của các bộ tộc người Giéc-man.

Câu 13: Chuyến đi của nhà thám hiểm nào đã kết nối tất cả các châu lục với nhau?

  • A. Đi-a-xơ (Dias).
  • B. Cô-lôm-bô (Columbus).
  • C. Ga-ma (Vasco da Gama).
  • D. Ma-gien-lan (Magellan).

Câu 14: Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các

  • A. thương hội.
  • B. công trường thủ công.
  • C. công ty thương mại.
  • D. ngân hàng.

Câu 15: Trong các thế kỉ XIII – XVI, ở Tây Âu, tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng… có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì họ

  • A. có địa vị cao trong xã hội phong kiến.
  • B. muốn duy trì chế độ phong kiến chuyên chế.
  • C. muốn củng cố thế lực của Giáo hội Thiên Chúa.
  • D. chưa có địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.

Câu 16: Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI - XVII?

  • A. Triều đình châu Âu tài trợ cho các cuộc phát kiến địa lí.
  • B. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng.
  • C. Các thế lực bảo thủ đàn áp những người theo Tân giáo.
  • D. Giai cấp tư sản phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống Giáo hội.

Câu 17: Chính sách “lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân”” thực hiện dưới thời Đường được gọi là

  • A. quân điền.
  • B. tỉnh điền.
  • C. tịch điền.
  • D. điền địa.

Câu 18: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Tam quốc diễn nghĩa.
  • B. Thủy hử.
  • C. Hồng lâu mộng.
  • D. Nho lâm ngoại sử.

Câu 19: Điều kiện tự nhiên nào tạo thuận lợi cho giao thương, buôn bán của Ấn Độ phát triển?

  • A. Sông Ấn và sông Hằng tạo ra vùng đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • B. Diện tích lãnh thổ rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • C. Ba mặt giáp biển.
  • D. Ấn Độ bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ.

Câu 20: Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của nhà thơ Kabir là

  • A. ca ngợi lòng dũng cảm của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vệ quốc.
  • B. phản ánh hiện thực cuộc sống nghèo khổ của các tầng lớp nhân dân.
  • C. ca ngợi lòng trung thực, sống lương thiện và tinh thần khoan dung.
  • D. mô tả những sự kiện lịch sử, cuộc sống trong cung đình Đê-li.

Câu 21: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời Mô-gôn?

  • A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
  • B. Chùa hang A-gian-ta.
  • C. Thành Đỏ ở A-gar.
  • D. Thành Đỏ ở La Ki-la.

Câu 22: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

  • A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
  • B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.
  • C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.
  • D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Câu 23: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

  • A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
  • B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
  • C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
  • D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 24: Sự xuất hiện của công ty thương mại và công trường thủ công là biểu hiện của sự nảy sinh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nào?

  • A. Thương mại và nông nghiệp.
  • B. Thương mại và công nghiệp.
  • C. Công nghiệp và nông nghiệp.
  • D. Công nghiệp và thủ công nghiệp.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Minh - Thanh?

  • A. Nhiều nghề thủ công nổi tiếng như: dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy.
  • B. Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, tập trung chủ yếu ở thành thị.
  • C. Những khu vực chuyên môn hóa được hình thành với đông đảo người làm thuê.
  • D. Con đường tơ lụa hình thành và dần trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác