Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng giàu lên, có quyền công dân và chi phối toàn bộ xã hội?
- A. Thợ thủ công, người làm thuê, thương nhân.
- B. Thợ thủ công, chủ xưởng, người ăn xin.
C. Thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng.
- D. Thương nhân, chủ xưởng, nông dân mất đất.
Câu 2: Bức tranh La Giô-công-đơ (hay Mona Lisa) là kiệt tác của danh họa nào?
- A. Mi-ken-lăng-giơ.
- B. Cô-péc-ních.
- C. Ga-li-lê.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 3: Thể loại văn học sau đây được coi là đỉnh cao nhất của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến?
- A. Tiểu thuyết chương hồi.
- B. Thơ lục bát.
- C. Kịch nói.
D. Thơ Đường luật.
Câu 4: Nhà văn xuất sắc nhất dưới thời vương triều Gúp-ta là
A. Ca-li-đa-sa.
- B. A-sô-ca.
- C. Sơ-cun-tơ-la.
- D. Bha-ra-ta.
Câu 5: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Tây Âu là
- A. địa chủ phong kiến và nông nô.
- B. chủ nô và nô lệ.
C. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- D. chủ nô và quý tộc.
Câu 6: Trung Quốc thời phong kiến phát triển rực rỡ về cả chính trị, kinh tế và văn hóa dưới thời kì của các triều đại nào?
- A. nhà Đường, nhà Hán và nhà Tùy.
B. nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh.
- C. nhà Tống, nhà Thanh và nhà Minh.
- D. nhà Tần, nhà Hán và nhà Thanh.
Câu 7: Kinh đô của Vương triều Hồi giáo Đê-li là
- A. A-giốt-di-a.
B. Đê-li.
- C. Na-lan-đa.
- D. Pray-a-ga.
Câu 8: Nhà thám hiểm nào đã đi xuống được tận điểm cực nam châu Phi?
A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
- C. Ga-ma (Vasco da Gama).
- D. Ma-gien-lan (Magellan).
Câu 9: Những chính sách cải cách chính trị của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?
A. Chính trị Ấn Độ ổn định, quyền lực nhà vua được củng cố.
- B. Văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu đỉnh cao.
- C. Xã hội Ấn Độ ổn định trên cơ sở dung hòa sắc tộc.
- D. Xã hội ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Câu 10: Sự kiện nào đã làm bùng nổ phong trào phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại?
- A. Các nhà cải cách công khai phê phán, chống lại Giáo hội.
- B. Giáo hội công khai đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ.
- C. Mác-tin Lu-thơ chủ trương xây dựng một giáo hội đơn giản.
D. Giáo hội cho phép tự do buôn bán “thẻ miễn tội” (năm 1517).
Câu 11: Quốc gia nào ở Đông Nam Á đã 3 lần chặn đứng được cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?
A. Đại Việt.
- B. Mô-gô-pa-hít.
- C. Ma-lắc-ca.
- D. Su-khô-thay.
Câu 12: Những sản phẩm mà nông nô không tự sản xuất được trong lãnh địa phong kiến là
A. muối và sắt.
- B. lương thực, thực phẩm.
- C. công cụ lao động.
- D. quần áo, giày dép.
Câu 13: Sự kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Á liên quan đến cuộc phát kiến địa lí nào?
- A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
C. Ga-ma (Vasco da Gama).
- D. Am-strong (Armstrong).
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là biến đổi trong xã hội Tây Âu trung đại sau các cuộc phát kiến địa lí?
A. Nền kinh tế khép kín trong các lãnh địa phong kiến được củng cố.
- B. Công trường thủ công, công ty thương mại, trang trại lớn ra đời.
- C. Quý tộc, thương nhân giàu lên nhờ vơ vét của cải, cướp bóc thuộc địa.
- D. Nền sản xuất hàng hóa, thương mại ngày càng phát triển.
Câu 15: Các đô thị miền Bắc nước Ý - nơi bắt đầu của phong trào Văn hóa Phục hưng là những thành phố như thế nào?
A. Những thành phố tự trị và giàu có.
- B. Địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt.
- C. Những thành phố nghèo, dân cư thưa thớt.
- D. Được lực lượng phong kiến ủng hộ và bảo trợ.
Câu 16: Phong trào cải cách tôn giáo đã dẫn đến việc Ki-tô giáo bị chia thành hai giáo phái là
- A. Thiên Chúa giáo và Cơ đốc giáo.
- B. Hồi giáo và đạo Tin Lành.
- C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng dưới thời Đường?
A. Thương nghiệp bị hạn chế, cấm buôn bán bằng đường biển.
- B. Bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện, lãnh thổ mở rộng.
- C. Nhà nước mở rộng khoa cử để tuyển chọn nhân tài.
- D. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế.
Câu 18: Quần thể kiến trúc cung điện lớn và đẹp nhất Trung Quốc là
- A. Di Hòa viên.
- B. Viên Minh Viên.
C. Tử Cấm Thành.
- D. Cung A Phòng.
Câu 19: Đầu thế kỉ VI, vương triều Gúp-ta phải đối mặt với khó khăn nào?
- A. Bị người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi tràn vào xâm lược.
- B. Đất nước phân liệt sau khi Hoàng đế A-sô-ca băng hà.
- C. Đất nước bị phân liệt do các cuộc đấu tranh của nông dân.
D. Người Hung Nô và một số tộc người Trung Á tràn vào xâm lược.
Câu 20: Vào đầu thế kỉ XVI, Vương triều Đê-li
- A. được thành lập.
- B. thống nhất và phát triển thịnh vượng.
- C. bị thực dân Anh nhòm ngó, xâm lược.
D. sụp đổ trước sự tấn công của người Mông Cổ.
Câu 21: Vương triều Hồi giáo Mô-gôn được thành lập sau khi
- A. lật đổ vương triều Gúp-ta.
B. lật đổ vương triều Đê-li.
- C. giành lại độc lập từ tay thực dân Anh.
- D. thống nhất được miền Nam Ấn Độ.
Câu 22: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
- A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
- C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ
- D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa
Câu 23: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- B. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
- C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.
Câu 24: Bức tranh sau đây gợi cho em liên tưởng đến hệ quả nào của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?
- A. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.
B. Nạn buôn bán nô lệ da đen.
- C. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
- D. Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ bị hủy diệt.
Câu 25:
“Vào thế kỉ V, những người thợ luyện kim Ấn Độ đã đúc một cái cột sắt cao 7,25 m, nặng 6 600 kg ở Đê-li. Điều đáng kinh ngạc là cho đến nay (trải qua hơn 1 600 năm) cột sắt đó hầu như vẫn không han rỉ”.
Đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?
A. Trình độ luyện kim đạt đỉnh cao của Ấn Độ thời Gúp-ta.
- B. Cách các thợ luyện kim Ấn Độ làm ra cột sắt ở Đê-li.
- C. Giải thích vì sao cột sắt Đê-li vẫn chưa bị han rỉ.
- D. Sự phát triển của thủ công nghiệp Ấn Độ thời Gúp-ta.
Bình luận