Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ vào thời gian nào?

  • A. Năm 476.
  • B. Năm 477.
  • C. Năm 478.
  • D. Năm 479.

Câu 2: Hai quốc gia tiên phong trong những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) là

  • A. Tây Ban Nha và Hà Lan.
  • B. Tây Ban Nha và Pháp.
  • C. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
  • D. Bồ Đào Nha và Anh.

Câu 3: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên nhanh chóng, tích lũy được vốn ban đầu nhờ việc

  • A. làm thuê trong các đồn điền, trang trại.
  • B. thành lập các công ty thương mại.
  • C. xây dựng các xưởng sản xuất quy mô lớn.
  • D. vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa.

Câu 4: Người đã đưa ra thuyết “Nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm vũ trụ) là

  • A. Bru-nô.
  • B. Ga-li-lê.
  • C. Cô-péc-ních.
  • D. Mi-ken-lăng-giơ.

Câu 5: Thương cảng lớn nhất, thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán dưới thời Minh - Thanh là

  • A. Cảnh Đức.
  • B. Tô Châu.
  • C. Quảng Châu.
  • D. Phúc Kiến.

Câu 6: Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ dưới thời kì Gúp-ta đã đưa ra giả thuyết Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Mặt phẳng.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình tròn.
  • D. Hình cầu.

Câu 7: Vương triều Đê-li được thành lập bởi người Hồi giáo gốc

  • A. Thổ Nhĩ Kỳ.
  • B. Mông Cổ.
  • C. A-rập.
  • D. Bắc Á.

Câu 8: Tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc cho chế độ phong và chi phối đời sống xã hội Tây Âu thời trung đại?

  • A. Hồi giáo.
  • B. Ấn Độ giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Đạo Tin Lành.

Câu 9: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc từ

  • A. thời Tần.
  • B. thời Hán.
  • C. thời Đường.
  • D. thời Minh.

Câu 10: Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

  • A. Nông nghiệp phát triển, nhưng thủ công nghiệp bị hạn chế.
  • B. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển.
  • C. Thương nghiệp kém phát triển, thị trường buôn bán thu hẹp.
  • D. Mô-gôn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu châu Á.

Câu 11: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào?

  • A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ trước sự tấn công của Chân Lạp.
  • B. Nhà nước thống nhất của người Việt được thành lập.
  • C. Các quốc gia của người Thái ra đời ở lưu vực sông Mê Nam.
  • D. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập ở vùng hải đảo.

Câu 12: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

  • A. Là một đơn vị hành chính - kinh tế độc lập, khép kín.
  • B. Là vùng đất đai rộng lớn, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa.
  • C. Là một vương quốc độc lập, được quyền cha truyền con nối.
  • D. Lãnh chúa có toàn quyền, được phép đặt quân đội, luật pháp riêng.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

  • A. Thị trường thế giới được mở rộng.
  • B. Đem lại cho con người những hiểu biết mới.
  • C. Dẫn tới nạn cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
  • D. Thúc đẩy trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

Câu 14: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh ở Tây Âu đã dẫn đến sự hình thành của hai giai cấp mới là

  • A. tư sản và vô sản.
  • B. nông dân và tư sản.
  • C. vô sản và chủ nô.
  • D. nông dân và vô sản.

Câu 15: Điều kiện nào giúp phong trào Văn hóa Phục hưng có thể lan rộng khắp châu Âu?

  • A. Chế độ phong kiến chuyên chế đã sụp đổ ở khắp châu Âu.
  • B. Những tinh hoa văn hóa Hy Lạp - Rôma đã được khôi phục.
  • C. Chủ nghĩa tư bản ra đời ở nhiều thành phố, quốc gia thống nhất.
  • D. Sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa đã giáo bị phá vỡ.

Câu 16: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, giai cấp tư sản Tây Âu muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội Thiên Chúa, vì

  • A. giai cấp tư sản muốn củng cố chế độ phong kiến.
  • B. giai cấp tư sản có địa vị và đặc quyền chính trị lớn.
  • C. Giáo hội là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến.
  • D. Giáo hội không cho phép việc mua bán “thẻ miễn tội”.

Câu 17: Để phát triển nông nghiệp, các vua đầu triều nhà Minh và nhà Thanh thường ban hành những chính sách gì?

  • A. Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh ngũ cốc, chè, bông.
  • B. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
  • C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân cày nghèo.
  • D. Nhập nhiều giống cây trồng mới (khoai lang, ngô, lạc, ớt,…).

Câu 18: Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc?

  • A. Phù hợp với phong tục tập quán lâu đời của người dân Trung Quốc.
  • B. Tạo ra hệ thống tôn ti, trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
  • C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ, tôn sùng.
  • D. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Câu 19: Dưới thời Gúp-ta, cư dân Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực y học?

  • A. Sử dụng thảo dược để chữa trị một số loại bệnh.
  • B. Chế tạo ra vắc-xin, phẫu thuật và khử trùng vết thương.
  • C. Biết cách gây mê, điều trị bệnh bằng thảo dược.
  • D. Sử dụng thuật châm cứu để chữa trị bệnh tật.

Câu 20: Đến đầu thế kỉ XIV, Vương triều Đê-li

  • A. thống nhất và phát triển thịnh vượng.
  • B. bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
  • C. bị thực dân Anh nhòm ngó, xâm lược.
  • D. bị phân liệt thành nhiều tiểu quốc.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của vua A-cơ-ba trên lĩnh vực chính trị?

  • A. Xây dựng luật pháp nghiêm minh.
  • B. Tham khảo các bộ luật cổ truyền của Ấn Độ.
  • C. Nhà vua trao quyền tự trị cho các địa phương.
  • D. Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả các quan chức.

Câu 22: Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình

  • A. Tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn
  • B. Chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ
  • C. Xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô
  • D. Hình thành các vương quốc phong kiến

Câu 23: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
  • B. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.
  • C. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
  • D. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phải là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

  • A. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
  • B. Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
  • C. Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.
  • D. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.

Câu 25: Vương triều Gúp-ta và Vương triều Đê-li đều

  • A. do một bộ phận người Hồi giáo dốc Mông cổ lập nên ở miền Bắc Ấn Độ.
  • B. được thành lập sau khi thống nhất miền Bắc Ấn Độ khỏi tình trạng phân liệt.
  • C. là những vương triều do tộc người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.
  • D. là những vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác