Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có 2 hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Trong đó, thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn mà

  • A. hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
  • B. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.
  • C. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác trên cùng một cây.
  • D. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác giữa các loài khác nhau.

Câu 2: Có 2 hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Trong đó, tự thụ phấn là hình thức thụ phấn mà

  • A. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.
  • B. hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.
  • C. hạt phấn từ nhị của bông hoa này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.
  • D. cả A và C đều đúng.

Câu 3: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ trứng?

  • A. Thú mỏ vịt, chim cánh cụt, con mèo, ếch đồng, trai sông.
  • B. Thằn lằn, rắn, chim cánh cụt, ếch đồng, trai sông.
  • C. Thú mỏ vịt, chim cánh cụt, thằn lằn, ếch đồng, trai sông.
  • D. Tinh tinh, chim cánh cụt, thằn lằn, ếch đồng, trai sông.

Câu 4: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ con?

  • A. Cá mập, cá heo, thú mỏ vịt, chim cánh cụt, cá chép.
  • B. Cá mập, con lợn, con bọ ngựa, con ve sầu, con gà.
  • C. Cá heo, con lợn, con mèo, con chó, con hươu.
  • D. Thú mỏ vịt, con voi, con hổ, con hươu, con khỉ.

Câu 5: Mục đích thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long là

  • A. để thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
  • B. để tăng khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
  • C. để tăng khả năng chống chịu của cây thanh long.
  • D. để kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.

Câu 6: Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là

  • A. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, hormone
  • B. di truyền, độ ẩm, độ tuổi, hormone
  • C. di truyền, độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi
  • D. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng

Câu 7: Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật là

  • A. hormone, di truyền, nhiệt độ
  • B. hormone, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng
  • C. di truyền, độ tuổi, hormone
  • D. di truyền, độ ẩm, độ tuổi

Câu 8: Quá trình sinh sản của sinh vật diễn ra bình thường là nhờ

  • A. các cơ chế điều hòa
  • B. hormone
  • C. hormone và nhiệt độ
  • D. nhiệt độ

Câu 9: Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm

  • A. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • B. tăng hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép
  • C. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, giảm số lượng hạt lép
  • D. giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, tăng số lượng hạt lép

Câu 10: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

  • A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
  • B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
  • C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 11: Khẳng định nào sau đây đúng

  • A. Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người
  • B. Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống trên cạn
  • C. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt
  • D. Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ trứng và đẻ con.

Câu 12: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa đơn tính là?

  • A. Hoa Ly
  • B. Hoa phượng
  • C. Hoa đào
  • D. Hoa mướp

Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản hữu tính?

  • A. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, thích nghi với môi trường sống ít thay đổi.
  • B. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • C. Sinh sản hữu tính không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.
  • D. Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, tạo ra cá thể mới đa dạng, không có khả năng thích nghi với môi trường sống thay đổi.

Câu 14: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

  • A. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử pháttriển thành cơ thể mới.
  • B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bõ.
  • C. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố
  • D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 15: Cấu tạo của tràng gồm:

  • A. Nhị và nhụy
  • B. Nhiều cánh hoa
  • C. Nhiều hạt phấn
  • D. Nhụy và bầu 

Câu 16: Nhị hoa gồm những thành phần nào?

  • A. Bầu nhuỵ và chỉ nhị
  • B. Bao phấn và noãn
  • C. Noãn, bao phấn và chỉ nhị
  • D. Bao phấn và chỉ nhị

Câu 17: Thụ tinh là gì?

  • A. Là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử
  • B. Là sự kết hợp giữa con đực và con cái
  • C. Là sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố
  • D. Là sự kết hợp giữa các loài sinh vật

Câu 18: Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
  • C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  • D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.

Câu 19: Cho một số nhận định sau:

1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.

2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.

3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.

4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.

5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

  • A. 5.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20: Thụ phấn là quá trình

  • A. hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
  • B. túi phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.
  • C. hạt phấn được chuyển từ noãn đến đầu nhụy.
  • D. hạt phấn được chuyển từ nhị đến noãn.

Câu 21: Hành vi nào dưới đây không thuộc kế hoạch sinh đẻ?

  • A. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái
  • B. Điều chỉnh về số con
  • C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con
  • D. Điều chỉnh thời điểm sinh con

Câu 22: Mục đích của việc điều khiển giới tính của đàn con trong chăn nuôi là

  • A. làm giảm số lượng con cái
  • B. làm giảm số lượng con đực
  • C. phù hợp với nhu cầu sản xuất
  • D. làm cân bằng tỷ lệ đực cái

Câu 23: Để điều khiển làm tăng tốc độ sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?

  • A. Nuôi cấy phôi
  • B. Gây đột biến
  • C. Tiêm hormone
  • D. Thụ tinh nhân tạo

Câu 24: Ở người, cấm xác định giới tính thai nhi vì

  • A. định kiến trọng nam khinh nữ dẫn đến hành vi làm thay đổi tỉ lệ nam nữ.
  • B. sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ
  • C. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái
  • D. sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Câu 25: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chin và rụng? th

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormone progesterone ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác