Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ra cần chú ý điều gì?

  • A. Không cần tuân thủ nguyên tắc về liều lượng, thời điểm.
  • B. Cho ăn kèm với thức ăn chứa nhiều tinh bột.
  • C. Xem xét kĩ đối tượng sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
  • D. Chỉ cho ăn vào buổi sáng, không ăn vào buổi tối.

Câu 2: Đâu là nhân tố thuộc nhóm các yếu tố bên ngoài

  • A. Hormone
  • B. Di truyền
  • C. Chất dinh dưỡng
  • D. Giới tính

Câu 3: Đâu là không phải nhân tố thuộc nhóm yếu tố bên trong

  • A. Nhiệt độ
  • B. Hormone
  • C. Di truyền
  • D. Giới tính

Câu 4: Nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật nào?​

  • A. Thực vật. 
  • B. Động vật biến nhiệt.
  • C. Động vật hằng nhiệt. 
  • D. Tảo và các loại nấm. 

Câu 5: Loài vật hoạt động vào ban ngày là

  • A. Chuột
  • B. Cú mèo
  • C. Thỏ
  • D. Trăn

Câu 6: Loài thực vật nào dưới đây chịu hạn kém?​

  • A. Cây rêu.
  • B. Cây cam.
  • C. Cây xương rồng.
  • D. Cây rau muống. 

Câu 7: Động vật nào dưới đây thuộc động vật ưa ẩm?​

  • A. Thằn lằn.
  • B. Tắc kè.
  • C. Ếch nhái.
  • D. Chim bói cá. 

Câu 8: Đâu không phải ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

  • A. Chế độ chiếu sáng trong trồng trọt.
  • B. Hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ cho động vật nuôi.
  • C. Huấn luyện động vật.
  • D. Chiết cành cây.

Câu 9: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật cho biết đâu không phải là một trông các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

  • A. Chọn sách mình yêu thích
  • B. Đọc hàng ngày trong thời gian phù hợp
  • C. Đọc dồn dập thật nhiều sách
  • D. Tự đánh giá thói quen đọc sách của bản thân

Câu 10: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Đâu không phải cách thức hợp lý hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

  • A. Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định
  • B. Cho ăn mỗi lần vật nuôi là, đúng theo yêu cầu
  • C. Chỉ cho ăn vào thời gian cố định
  • D. Đánh đập khi vật không làm đúng theo yêu cầu.

Câu 11: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

  • A. Thịt chuột non
  • B. Thịt sống 
  • C. Cơm.
  • D. Cá rán

Câu 12: Phát triển bao gồm  sinh trưởng  ,  phân hoá tế bào  ,  phát sinh hình thái  cơ quan và cơ thể.

  • A. (1) – sinh trưởng, (2) – phân hóa tế bào, (3) – phát sinh hình thái
  • B. (1) – phân hóa tế bào, (2) –sinh trưởng, (3) – phát sinh hình thái
  • C. (1) – sinh trưởng, (2) – phát sinh hình thái, (3) – phân hóa tế bào
  • D. (1) – phát sinh hình thái, (2) – phân hóa tế bào, (3) – sinh trưởng

Câu 13: Cây sinh trưởng nhờ hoạt động của bộ phận nào?

  • A. Lớp bần trên thân.
  • B. Mạch rây. 
  • C. Lá. 
  • D. Mô phân sinh

Câu 14: Thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là 

  • A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.
  • B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.
  • D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên. 

Câu 15: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  • A. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  • B. Từ hạt thành hạt nảy mầm.
  • C. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  • D. Từ một quả cam thành hai quả cam.

Câu 16: Quan sát mặt cắt ngang thân cây, mô phân sinh bên nằm ở vị trí nào?​

  • A. Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
  • B. Nằm ở các mắt của thân.
  • C. Nằm ở ngọn cây. 
  • D. Nằm ở chóp rễ. 

Câu 17: Mô phân sinh đỉnh không có ở những bộ phận nào dưới đây?​

  • A. Đỉnh rễ.
  • B. Lá
  • C. Chồi đỉnh.
  • D. Chồi nách.

Câu 18: Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây?​

  • A. Ngọn cây.
  • B. Lá cây. 
  • C. Thân cây.
  • D. Rễ cây. 

Câu 19: Ở cây Một lá mầm không tồn tại loại mô phân sinh:​

  • A. Bên.
  • B. Đỉnh ngọn.
  • C. Lóng.
  • D. Đỉnh rễ.

Câu 20: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?​

  • A. Giai đoạn nảy mầm.
  • B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch.
  • C. Giai đoạn ra hoa.
  • D. Giai đoạn tạo quả. 

Câu 21: Dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng của con ếch là gì?

  • A. Ấu trùng lớn lên thành ếch trưởng thành. 
  • B. Ếch đẻ trứng dưới nước.
  • C. Ếch chuyển từ môi trường nước lên sống ở môi trường cạn.
  • D. Nòng nọc phát triển hình thái đến ếch trưởng thành. 

Câu 22: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

  • A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • B. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
  • C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
  • D. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 23: Tỉ lệ phần trăm của nước trong cơ thể người rơi vào khoảng bao nhiêu? 

  • A. 80%
  • B. 60%
  • C. 70%
  • D. 50%

Câu 24: Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là

  • A. từ 5,6oC đến 37oC.
  • B. từ 23oC đến 37oC.
  • C. từ 5,6oC đến 42oC.
  • D. từ 37oC đến 42o.

Câu 25: Đâu không phải đối tượng sử dụng hormone sinh trưởng

  • A. Cây quất cảnh
  • B. Tỏi
  • C. Hành
  • D. Khoai tây

Câu 26: Đâu là đối tượng sử dụng hormone ức chế

  • A. Cây lấy gỗ
  • B. Câu lấy sợi
  • C. Khoai tây
  • D. Cây quất cảnh

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác