Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đáp án nào dưới đây không đúng?

  • A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc vào dòng điện chạy vào đống dây và trong long ống dây
  • B. Từ trường của nam châm điện tương tự với từ trường của nam châm thẳng
  • C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả khi đã ngắt điện chạy vào ống dây dẫn
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 2: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

  • A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 
  • B. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện 
  • C. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu
  • D.  Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 3: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

  • A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây
  • B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.
  • C. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.
  • D. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.

Câu 4: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

  • A. Tủ lạnh.
  • B. Máy lọc nước.
  • C. Chuông điện.
  • D. Bóng đèn điện.

Câu 5: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện gì? 

  • A. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép
  • B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép 
  • C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non 
  • D. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non

Câu 6: Cấu tạo nam châm điện bao gồm

  • A.  Một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.
  • B. Ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.
  • C. Một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.
  • D.  Ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.

Câu 7: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

  • A. Từ trường xung quanh dòng điện.
  • B. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.
  • C. Từ trường xung quanh Trái Đất.
  • D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Câu 8: Cấu tạo của nam châm điện gồm có: 

  • A. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non
  • B. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non 
  • C.  Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu 
  • D. Nam châm

Câu 9: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ? 

  • A. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông
  • B. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông 
  • C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông 
  • D. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu 

Câu 10: Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện

  • A.  Tăng.
  • B. Giảm.
  • C. Không thay đổi.
  • D. Luôn phiên tăng giảm.

Câu 11: Vật liệu làm bằng chất liệu nào dưới đây sẽ không bị hút bởi nam châm điện khi có dòng điện chạy qua?

  • A. Đồng.
  • B. Niken.
  • C. Thép.
  • D. Sắt.

Câu 12: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện? 

  • A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây 
  • D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Câu 13: Lõi của nam châm điện được làm bằng

  • A. Thép.
  • B. Sắt non.
  • C. Gang
  • D. Đồng

Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

  • A. điện trường
  • B. trường hấp dẫn
  • C. từ trường
  • D. trọng trường

Câu 15:  Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

  • A. đặt gần nam châm điện một miếng gỗ
  • B. đặt gần nam châm điện một miếng nhôm
  • C. đặt gần nam châm điện một miếng sắt
  • D. đặt gần nam châm điện một miếng đồng

Câu 16: Nam châm điện có cấu tạo gồm:

  • A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non
  • B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non
  • C. Cuộn dây dẫn và năm châm vĩnh cửu 
  • D. Nam châm

Câu 17: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

  • A. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.
  • B. Từ trường của nam châm điện yếu đi.
  • C.  Từ trường của nam châm điện đổi chiều.
  • D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 18: Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện?

  • A. Bóng đèn dây tóc 
  • B. Bàn là điện 
  • C. Rơ le điện từ. 
  • D.  La bàn 

Câu 19: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy

  • A. Chiều của từ trường không đổi
  • B. Chiều của từ trường thay đổi một góc bằng 180o
  • C. Chiều của từ trường thay đổi một góc bằng 90o
  • D. Chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì

Câu 20: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
  • C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau
  • D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 21: Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đâu là đúng?

  • A. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
  • B. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau
  • C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau
  • D.  Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau

Câu 22: Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?

  • A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
  • B. Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.
  • C. Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.
  • D. Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu)

Câu 23: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

  • A. Hạt mang điện đứng yên
  • B.  Nam châm chữ U
  • C. Dòng điện không đổi
  • D. Hạt mang điện chuyển động

Câu 24: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

  • A. Trong lòng của một nam châm chữ U
  • B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
  • C. Xung quanh dòng điện thẳng
  • D. Xung quanh một dòng điện tròn.

Câu 25: Đáp án nào dưới đây không đúng?

  • A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
  • B. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ của từ trường
  • C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.
  • D. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác